Năm 2025, Việt Nam quyết định “chơi lớn” với ván cờ hành chính không dành cho người yếu tim: sáp nhập hàng loạt tỉnh, giảm từ 63 xuống chỉ còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hôm nay bạn là dân Bắc Ninh, mai có thể thành công dân Bắc Giang. Ở Hà Nam, nhưng phải gọi Hoa Lư là trung tâm hành chính mới?
Nội dung chính
Tại sao lại sáp nhập?
Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành – nhiều gần bằng… số lần mình bị bồ đá. So với Trung Quốc (34 tỉnh cho 1,4 tỷ dân) hay Mỹ (50 bang cho 318 triệu dân), thì nước mình có 100 triệu dân mà tận 63 tỉnh, thì thật sự con số này hơi quá thật. Mỗi tỉnh l bộ máy cồng kềnh, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng mỗi năm chỉ để duy trì. Trong đó, một huyện đã ngốn 50 tỷ/năm thì cấp tỉnh chắc chắn phải tốn hơn rất nhiều.
Vấn đề không chỉ là lãng phí, mà còn ở sự chênh lệch: có tỉnh thì đông dân nhưng nhỏ như mắt muỗi (Bắc Ninh), có tỉnh thì to như sân bóng nhưng vắng hoe người ở (Lai Châu). Còn theo tiêu chí mới, tỉnh đồng bằng cần ít nhất 5,000 km² và 1,4 triệu dân; miền núi là 8,000 km² và 900,000 dân. Như vậy, có khoảng 49/63 tỉnh không đạt. Rõ ràng, cấu trúc hiện tại l bức tranh chắp vá, vừa thiếu hiệu quả, vừa cản trở phát triển kinh tế quy mô lớn.

Học, học nữa, học mãi
Thực tế, Nhật Bản, Đức, Đan Mạch – những bậc thầy trong chuyện “ghép tỉnh” – đã làm điều này từ lâu. Trong đó, Nhật Bản cắt giảm từ 3,200 xuống còn 1,700 đơn vị hành chính. Đan Mạch mạnh tay hơn khi cắt từ 271 xuống còn 98, tiết kiệm 20% chi phí vận hành, tăng 15 ngân sách phúc lợi. Việt Nam – với bộ máy đang ì ạch – không thể đứng ngoài xu thế nếu còn muốn phát triển nhanh, mạnh, bền vững.
Sáp nhập để tạo ‘siêu tỉnh’
Sát nhập không chỉ là cắt bớt ghế làm việc, mà còn là cách để Việt Nam tạo ra những “siêu tỉnh” đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Như nếu TP.HCM nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực này sẽ có dân số 13.6 triệu, diện tích gần 7,000 km² – tiềm lực chẳng thua gì các vùng kinh tế siêu cường của châu Á. Hay Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình hợp nhất, vừa gần Hà Nội, vừa có cảng biển – một “combo” ngon lành cho logistics và công nghiệp.
Công nghệ và hạ tầng hiện đại cũng là trợ thủ đắc lực: cao tốc, cảng, sân bay, chính phủ điện tử… đều đang thu hẹp khoảng cách địa lý. Nếu trước đây quản lý từ tỉnh này sang tỉnh kia là cả một hành trình nhiều khâu nhiều khê, thì nay, chỉ cần vài cú chạm điện thoại. Ít nhất về mặt lý thuyết là thế
Sáp nhập thế nào? Những ‘cặp đôi oan gia’
Dựa trên các kết luận của Bộ Chính trị (127, 130, 137-KL/TW), 52 tỉnh thành sẽ “lên thớt”, ghép thành 34 đơn vị mới. Một số cú bắt cặp khiến dân tình muốn xỉu:
-
Hà Giang + Tuyên Quang = Tuyên Quang, trung tâm tại TP. Tuyên Quang. Dân Hà Giang không thấy tên quê mình, chắc cảm giác như mất hộ khẩu.
-
Lào Cai + Yên Bái = Lào Cai, nhưng trung tâm lại đặt ở TP. Yên Bái – nghe có mùi “giữ tên tao nhưng nhà mày ở”.
-
Bắc Giang + Bắc Ninh = Bắc Ninh, trung tâm tại TP. Bắc Giang – kiểu chia tay rồi vẫn xài tên người yêu cũ.
-
Hà Nam + Nam Định + Ninh Bình = Ninh Bình, trung tâm tại Hoa Lư – dân Hà Nam, Nam Định chắc đang ngồi khóc vì bị “xóa sổ”.
-
TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa – Vũng Tàu = TP.HCM – Quận 1 vẫn làm chủ, hai tỉnh kia rút lui không kèn không trống.
-
Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang = Cần Thơ, trung tâm tại quận Ninh Kiều – hai tỉnh còn lại đành về làm “phụ huynh tinh thần”.
Ngoại lệ duy nhất: Cao Bằng được miễn nhập, vì biên giới phức tạp, địa hình khó khăn, dân tộc thiểu số chiếm tới 95% – lý do nghe hợp tình hợp lý, nhưng cũng không khỏi khiến mấy tỉnh khác ganh tị vì “có đặc quyền”.

Lợi ích rõ ràng, nhưng…
Ước tính, sáp nhập có thể giúp tiết kiệm tới 262,500 tỷ đồng mỗi năm, tương đương 3,8% GDP – đủ để miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến THPT như quý I/2025 đã làm. Một bộ máy hành chính gọn nhẹ giúp tăng tốc ra quyết định, bớt họp hành, bớt ký tá – dân đỡ mệt, cán bộ đỡ… than.
Sáp nhập còn tăng khả năng thu hút đầu tư, triển khai dự án tầm vùng, chấm dứt tình trạng tỉnh nào cũng muốn có sân bay, khu công nghiệp riêng nhưng chẳng cái nào ra hồn. Và quan trọng nhất: đây là bước đi để Việt Nam bắt kịp cuộc chơi toàn cầu.
Nhưng không ai muốn mất tên quê mình cả…
Drama bắt đầu từ cái tên: sáp nhập nghĩa là tỉnh anh em có thể… biến mất khỏi bản đồ. Mà tên tỉnh đâu chỉ là danh xưng – nó là lịch sử, văn hóa, niềm tự hào. Người dân cảm thấy “quê mình bị thôn tính”, mất bản sắc. Ngay cả việc chọn trung tâm hành chính cũng gây ức chế: tên là Bắc Ninh mà trung tâm lại ở TP. Bắc Giang, chắc chẳng mấy ai vui vẻ với điều đó.
Việc sáp nhập còn kéo theo loạt vấn đề: điều chuyển tài sản, điều chỉnh quy hoạch, tái cấu trúc bộ máy… Nếu không khéo léo, dễ vướng phản ứng trái chiều từ chính người dân – những người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Lịch sử đã chứng kiến, và bài học vẫn còn đó
Tách – nhập tỉnh không phải chuyện mới ở Việt Nam. Từ thời vua Gia Long đến nay, nước ta đã từng chia – gộp hàng chục lần. Sau 1975 có 72 tỉnh, rồi còn 38 vào năm 1977, lên lại 64 vào 2003. Hà Tây từng bị “nuốt chửng” vào Hà Nội năm 2008. Mỗi lần thay đổi là mỗi lần tranh cãi, nhưng cũng là cơ hội để làm lại – bài học là: nếu làm chậm, chắc, và minh bạch, dân sẽ hiểu. Nếu làm cẩu thả, thiếu đồng thuận – sẽ thành đại bại.
Kết luận: Một canh bạc lớn, nhưng phải biết chơi đẹp
Sáp nhập tỉnh là cuộc cách mạng hành chính lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Nó có thể tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ, tạo ra các “siêu tỉnh” đủ sức cạnh tranh quốc tế, và giúp đất nước gọn gàng, hiệu quả hơn. Nhưng sáp nhập cũng là câu chuyện của con người – của danh tính, bản sắc, cảm xúc và niềm tin. Chỉ khi nào chính quyền lắng nghe và làm tốt phần “tình”, thì phần “lý” mới có cơ hội đi xa.
Vì cuối cùng, không ai muốn tỉnh mình bị “xóa tên” chỉ để đổi lấy một vài dòng báo cáo tiết kiệm.
Thấy bài viết ổn, các bác đăng ký dưới ref TCX để ủng hộ có sức viết thêm nhé:
TỔNG HỢP CÁC LINK SÀN ĐĂNG KÝ THAM GIA PRIVATE
- Binance: https://www.binance.com/vi/register?ref=IP6BXXFV
- Bybit: https://partner.bybitglobal.com/b/TCX_1000BTC
- BingX: https://bingx.com/invite/H35Q35U9
- Flipster: https://flipster.io/signin?referral_code=TCX1000BTC
- OKX: https://www.okx.com/join/TCX1000BTC
