Aa
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Solana Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Solana Và SOL Coin

Solana là blockchain Layer 1 sử dụng kết hợp 2 cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake để mang lại khả năng giải quyết hàng nghìn giao dịch mỗi giây với phí giao dịch thấp. Vậy dự án này có gì đặc biệt, hãy cùng TCX Capital tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

Solana Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Solana Và SOL Coin

Tổng Quan Về Solana

Solana là gì?

Solana là mạng lưới Blockchain Layer 1 kết hợp hai cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake. Đây là Blockchain Web-scale đầu tiên trên thế giới hướng tới sự áp dụng rộng rãi cho nhiều trường hợp sử dụng như thanh toán, NFT, và Gaming. 

Được xây dựng từ năm và chính thức ra mắt vào năm 2020, Solana mang tham vọng giải quyết vấn đề khó khăn của blockchain mà Bitcoin và Ethereum đang gặp phải – bộ ba bất khả thi. Solana triển khai đồng thời hai cơ chế đồng thuận Proof of History và Proof of Stake để tăng khả năng mở rộng và tốc độ xử lý giao dịch lên tới 65.000 TPS với mức phí chỉ 0,00025 USD.

Nhờ hiệu suất cao này, Solana được đánh giá là có khả năng thay thế Ethereum trong tương lai và được cộng đồng crypto coi là một “Ethereum Killer” thế hệ mới. Gần đây, Solana đã thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dự án memecoin trên mạng blockchain này, điển hình như PNUT, MOODENG, POPCAT, MEW, v.v.

Đội ngũ phát triển Solana

Solana đội ngũ

Đội ngũ phát triển Solana bao gồm:

– Anatoly Yakovenko (CEO): Cựu kỹ sư phần mềm tại Dropbox và Mesosphere, Giám đốc kỹ sư cao cấp tại Qualcomm Boulder, đồng sáng lập Alescere.

– Greg Fitzgerald (CTO): Cựu kỹ sư phần mềm cao cấp tại Qualcomm Boulder, Kỹ sư phần mềm hệ thống tại Alescere.

– Raj Gokal (COO): Nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst, Cựu Giám đốc Sản phẩm tại Odama Health, Doanh nhân cư trú tại Rock Health, CEO và đồng sáng lập của Sano.

– Eric Williams (Chief Scientist): Cựu Giám đốc dữ liệu và đồng sáng lập tại Motion, VP của Data Science & phân tích tại Odama Health, Rearcher tại CERN.

Lịch sử phát triển Solana

Năm 2017: Solana phát hành Testnet nội bộ đầu tiên (có phiên bản demo) và thành lập công ty. Ban đầu dự án có tên là Loom nhưng sau đó đổi tên thành Solana.

Quý 2/2018: Solana Labs đã bắt đầu gây quỹ xây dựng mạng lưới tiền Crypto mới của mình.

Tháng 4 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019: Nhóm dự án đã huy động được hơn 20 triệu USD từ các đợt Private Sale khác nhau. 

Vào tháng 3 năm 2020: Trải qua giai đoạn testnet được cấp phép, Solana ra mắt trên Mainnet Beta sau khi huy động được 1,76 triệu đô la. Trong giai đoạn này Solana công bố mạng thử nghiệm Tour de SOL. 

2021: Tiếp tục nâng cấp giai đoạn Beta của dự án. Quỹ Solana tài trợ cho việc xây dựng phát triển cộng đồng.

Solana hoạt động như thế nào?

Solana hoạt động dựa trên hệ thống các công nghệ và cơ chế tiên tiến như PoH, PoS, Tower BFT, ÀM để cung cấp tốc độ giao dịch nhanh, bền vững và an toàn cho mạng lưới Blockchain, cụ thể như sau:

Proof of History (PoH): Công nghệ giúp đồng bộ hoá thời gian trên mạng lưới một cách chính xác. PoH ghi nhận thời gian mỗi giao dịch diễn ra trên nền tảng rõ và có thể chứng minh được, làm tăng tính nhất quán của dữ liệu.

Proof of Stake (PoS): Solana sử dụng PoS như cơ chế chính để xác minh người tham gia trong việc tạo và xác nhận các khối mới trên Blockchain. Users có thể gửi SOL (đồng tiền của Solana) và hệ thống và nhận được phần thưởng tương ứng với số lượng SOL họ đang nắm giữ. 

Tower BFT (Turbocharged Proof of History và BFT): Đây là một cơ chế kết hợp giữa PoH và BFT (Byzantine Fault Tolerance) để đảm bảo tính an toàn – nhất quán của mạng lưới. Tower BFT giúp tăng tốc độ xác nhận giao dịch mà vẫn đảm bảo tính bền vững của hệ thống.

Arbitrary Message Forwarding (AMF): Cơ chế này cho phép các nút trên mạng chuyển tiếp thông điệp một cách tự nhiên, giúp tăng tốc độ giao tiếp giữa các nút và tăng cường tính nhất quán của dữ liệu trên mạng.

Transaction Processing: Solana sử dụng cấu trúc dữ liệu mới gọi là Blocktree để lưu trữ và xử lý các giao dịch. Blocktree cho phép xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.

dac-diem-solana-la-gi

Hệ sinh thái của Solana

Một số dự án tiêu biểu trong hệ sinh thái Solana

Hệ sinh thái Solana có nhiều khác biệt để thu hút nhà phát triển và có cơ sở để ra đời nhiều đột phá mới. Cơ sở hạ tầng tốt cùng với chi phí giao dịch rẻ là một lợi thế so với những blockchain layer 2 hiện tại.

Solana đã hoàn thành xong cầu nối quan trọng Wormhole, kết nối hệ sinh thái Solana với Ethereum và đang tích cực liên kết với các hệ sinh thái tiềm năng khác. Hệ sinh thái Solana đang mở rộng nhanh chóng với sự tích hợp của nhiều dự án chất lượng, không chỉ từ những hệ sinh thái khác chuyển qua mà được xây dựng từ chính nền tảng Solana như Maps.me, KIN, Raydium, Oxygen, Audius…

 

So Sánh Solana Và Ethereum

Solana

Ethereum

Thời gian ra mắt

03/2020

07/2015

Khả năng smart contract

Khả năng xử lý song song, dApps tốc độ cao

Tiên phong trong công nghệ hợp đồng thông minh, thư viện dApp phong phú

Ngôn ngữ lập trình

Rust, C, C++

Solidity

Cơ chế đồng thuận

Proof of History (PoH) và Proof of Stake (PoS)

Proof of Stake (PoS)

Tốc độ giao dịch

50,000 – 65,000 TPS

12 – 15 TPS

Phí gas

<1 USD

20 – 70 USD (tùy thuộc vào tình trạng tắc nghẽn mạng)

Số lượng dApp

500+

4000+

Tổng giá trị bị khoá (TVL)

4.826 tỷ USD

48.415 tỷ USD

Cơ chế đồng thuận

Solana: Solana sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of History (PoH) độc đáo kết hợp với cơ chế Proof-of-Stake (PoS). Sự kết hợp này cho phép Solana đạt tốc độ giao dịch lên tới 65,000 TPS, khiến nó trở thành một trong những blockchain nhanh nhất hiện nay.

Ethereum: Ethereum ban đầu sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW), cơ chế này hạn chế các giao dịch mỗi giây (TPS) và dẫn đến tắc nghẽn. Tuy nhiên, vào ngày 15/09/2022, Ethereum 2.0 đã được ra mắt nhằm mục đích giải quyết những lo ngại này bằng việc chuyển sang hệ thống Proof-of-Stake (PoS).

Phí giao dịch

Solana: Solana cung cấp chi phí giao dịch tối thiểu, với mức phí thường chỉ dưới $1. Cấu trúc phí thấp này đang thu hút nhiều dự án và người dùng, đặc biệt là những nhà giao dịch đang tìm kiếm một giải pháp thay thế nhằm giải quyết tình trạng phí gas cao trên Ethereum.

Ethereum: Một trong những hạn chế của Ethereum là phí gas. Đặc biệt trong thời gian tắc nghẽn mạng, các khoản phí này có thể tăng vọt, khiến các giao dịch nhỏ hơn không thể thực hiện được.

Độ bảo mật 

Solana: Solana cũng bảo sự an toàn cho hệ sinh thái của mình bằng cách triển khai các công nghệ tiên tiến như Proof of History (PoH) để tăng cường an ninh mạng.

Ethereum: Ethereum cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ đã được thử nghiệm qua thời gian. Mạng lưới lâu đời này đã phải đối mặt với nhiều thách thức và cuộc tấn công, dẫn đến những cải tiến liên tục trong các giao thức bảo mật của nó.

Tìm Hiểu Về SOL Coin

SOL Coin là gì?

SOL coin là tiền crypto gốc của Solana, vận hành như một coin tiện ích. Khách hàng cần SOL coin để chi trả phí giao dịch lúc thực hiện chuyển khoản hoặc giao tiếp với các hợp đồng thông minh. Tựa như ethereum, Solana đồng thuận các đơn vị phát hành tạo nên các hợp đồng thông minh và tạo các dự án dựa theo blockchain.

Giá SOL 22/11/2024 ở sàn Binance

Thông số kỹ thuật của SOL 

SOL coin dùng giao thức SPL. SPL là tiêu chuẩn coin của blockchain Solana, tương tự như ERC20 trên Ethereum.

– Ký hiệu: SOL
– Chuẩn coin: SPL
– Tổng cung ban đầu: 500,000,000 SOL
– Tổng cung hiện tại: 432,685,054 SO
– Tổng cung lưu hành: 567,229,833 SOL
– Vốn hóa thị trường: 41.42 billion USD

Vai trò của SOL Coin trong mạng lưới Solana

– Thanh toán phí: SOL sẽ được sử dụng để thanh toán các phí phát sinh trong mạng lưới của Solana. Điều này cũng tương tự với các đồng coin của các mạng lưới khác.

– Trao thưởng: Solana là một mạng lưới có tỷ lệ stake khá lớn, lên đến hơn 70%. Do đó, đồng SOL còn được dùng làm phần thưởng cho các Stakers/Nodes.

– Quản trị mạng lưới: Đồng SOL sẽ được dùng để tham gia vào việc quản trị mạng lưới trong tương lai. Người nắm giữ SOL coin có thể đưa ra các đề xuất để cải thiện hoặc nâng cấp hệ thống.

Các loại ví có thể lưu trữ SOL

Ví trên Mobile App 

  • Exodus: Đây là ứng dụng ví cho mobile, nó có thể hỗ trợ gửi, nhận đồng và giao dịch SOL token. 
  • Trust Wallet: Đây là ứng dụng cho ví cho mobile (Android và iOS), nó giúp bạn gửi và nhận SOL token (không hỗ trợ tài khoản stake).
  • Zelcore: Ví Zelcore có thể giao dịch đa dạng các loại tiền mã hóa, trong đó có SOL token, một giải pháp sử dụng bộ điều chỉnh ví dựa trên nền tảng của Sollet, ví này giúp người sử dụng kết nối tới tất cả các dApps với một trình duyệt duy nhất. 

Ví web SOL

  • Phantom: Đây là một loại ví phi tập trung, nó có thể sử dụng cùng tiện ích Google Chrome mở rộng, mô phỏng lại cho DeFi và NFT với UX đơn giản, gọn gàng và đẹp mắt. 
  • Sollet: Ví Sollet được tạo ra bởi đội ngũ Project.Serum, đây là một dạng ví phi tập trung và có thể sử dụng để nhận và gửi SOL và SPL token.
  • SoLFlare: Ví SoLFlare là một dạng ví web phi tập trung. Nó được tạo ra bởi cộng đồng xây dựng riêng cho SOL. SolFlare có thể hỗ trợ bạn trong việc tạo và quản lý các tài khoản stake, giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhận và gửi SPL token. 
  • MathWallet: Ví MathWallet giúp các địa chỉ ví điện tử có thể gửi và nhận SOL và SPL token qua tiện ích mở rộng web và giao diện ví web.

Ví hardware

  • Ledger Nano S và Nano X: Hai loại ví cứng này sử phần mềm Ledger Live để thiết lập.

Tìm Hiểu Về Solana – Công Cụ Khám Phá Của Solana 

Solana scan là gì?

SolScan là một trình khám phá blockchain dùng để tìm kiếm và kiểm tra nhiều thông tin khác nhau như giao dịch, địa chỉ ví, token, hợp đồng thông minh,… trên mạng lưới Solana. Đây là một công cụ hữu ích giúp người dùng truy cập vào bất cứ dữ liệu on-chain nào đang diễn ra trong hệ sinh thái Solana.

Điểm đặc biệt của SolScan là cho phép người dùng trải nghiệm nền tảng một cách miễn phí mà không yêu cầu tài khoản. Tuy nhiên, để sử dụng các chức năng nâng cao của SolScan, bạn có thể tạo một tài khoản cá nhân cho riêng mình.

Công dụng của Solscan

Một số công dụng của Solscan bao gồm:

– Kiểm tra các giao dịch trên chuỗi khối Solana
– Xác thực NFT được mua bằng Solana.
– Nhận thông tin về các mã token được công nhận trong hệ sinh thái Solana.

Cách kiểm tra giao dịch và địa chỉ 

Trang web của Solscan bao gồm một hộp văn bản tìm kiếm để tìm kiếm các giao dịch. Hash giao dịch đóng vai trò là chữ ký điện tử cho mỗi giao dịch. Có một hash giao dịch cho các hành động như gửi mã thông báo, đúc NFT, bán mã thông báo, trao đổi mã thông báo, v.v. Đó là một chuỗi dài các số và chữ cái có thể tìm thấy trên hợp đồng thông minh của bạn.

Giao diện SolScan Solana

Để theo dõi giao dịch của bạn trên Solscan, hãy sao chép hash giao dịch của bạn vào hộp văn bản tìm kiếm và tìm kiếm. Sau đó, SolScan sẽ hiển thị tất cả các chi tiết giao dịch, bao gồm tổng quan, số dư SOL và số dư mã thông báo, sau khi tìm kiếm hash của giao dịch. Nếu người dùng tìm kiếm một địa chỉ công cộng trên hộp văn bản tìm kiếm Solscan, Solscan sẽ cung cấp tất cả các giao dịch đã xảy ra trên địa chỉ đó và các địa chỉ mà địa chỉ đó đã giao dịch cùng với mốc thời gian tương ứng.

Đầu Tư Vào SOL Nên Hay Không?

Lịch sử giá của SOL

Từ khi phát hành cho tới thời điểm hiện tại, SOL đã có một hành trình phát triển đầy ấn tượng, trở thành một trong những đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới:

Biểu đồ giá SOL

– 2020: Solana được ra mắt vào tháng 4 năm 2020 và đã trở nên phổ biế. Giá của Solana đã tăng từ 0,75 USD lên mức cao nhất là 259,77 USD vào đầu tháng 11 năm 2021.

– 2021: Sau sự cường điệu của NFT và nhu cầu ngày càng tăng trong cộng đồng DeFi, giá SOL đã tăng hơn gấp ba lần trong mùa hè năm 2021. SOL đã trở thành loại tiền điện tử phát triển nhanh nhất và hiện được xếp ở vị trí thứ 6 với vốn hóa thị trường trực tiếp trị giá 25,7 tỷ USD. Nó đã vượt qua STETH, ADA, DOGE và nhiều loại khác. Nó chỉ đứng sau Bitcoin, ETH, USDT, BNB và XRP.

– 2022: Giá của Solana nhanh chóng tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần là 38,48 USD vào ngày 6 tháng 11 năm 2022 sau khi Google Cloud thông báo họ đã trở thành công cụ xác thực trên blockchain. Google Cloud đã hợp tác với Solana để đưa Blockchain Node Engine vào chain này, do đó, mọi người sẽ dễ dàng khởi chạy nút Solana chuyên dụng trên đám mây.

– 2023: Solana đã trở thành một trong những người dẫn đầu cuộc phục hồi của thị trường tiền điện tử vào quý 4 năm 2023. SOL đã hoàn thành quý cuối cùng với giá trị thị trường là 43,8 tỷ USD và xuất sắc đứng thứ năm trong số tất cả các loại tiền điện tử về vốn hóa thị trường trong quý 4, vượt qua ADA, USDC và XRP.

Nhìn chung, SOL là 1 trong những tài sản tiềm năng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, SOL của thời điểm hiện tại không có tính bùng nổ như các coin DeFi, thích hợp cho những người có mục tiêu đầu tư dài hạn.

Lợi Thế Cạnh Tranh Của Solana (SOL) Trong Tương Lai

Solana là một tài sản số tiềm năng với những lợi thế cạnh tranh và ưu điểm có thể kể đến:

– Tốc độ giao dịch cực nhanh: Điểm nổi bật của blockchain Solana với các blockchain khác là tốc độ giao dịch nhanh chóng trong khi vẫn duy trì tính bảo mật và phi tập trung. Mạng lưới Solana có thể đạt tốc độ xử lý tới 65 ngàn giao dịch mỗi giây. Thời gian tạo khối chỉ khoảng 400 miligiây.

– Phí giao dịch thấp: mỗi giao dịch trên Blockchain Solana chỉ mất 0.00001 USD nhờ sử dụng thuật toán Proof of Stake. Mức phí này rẻ hơn nhiều so với Binance Smart Chain và Ethereum.

– Hỗ trợ đa ngôn ngữ lập trình: RUST, C, C ++ và Libra’s Move.

– Dễ dàng mở rộng: Solana là mạng lưới phi tập trung, dễ dàng mở rộng cho các Dapp. Nhờ vào thuật toán Proof of History và Proof of Stake, Solana có thể mở rộng quy mô chuỗi khối một cách nhanh chóng mà không bị tắc nghẽn mạng như hệ blockchain thế hệ thứ nhất như Bitcoin, Ethereum

– Bảo mật cấp độ doanh nghiệp: Solana được bảo mật theo cấp độ doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *