Aa
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Restaking là gì? Liệu ý tưởng mới này có thể giúp staking và Ethereum lần nữa bùng nổ?

EigenLayer là một giao thức được xây dựng trên Ethereum và đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư khi giới thiệu về restaking – một ý tưởng mới trong lĩnh vực bảo mật cryptoeconomic. Vậy restaking là gì? Liệu ý tưởng này có thể sống sót và phát triển, vượt qua những bấp bênh của thị trường? 

Từ những ngày đầu khi Bitcoin chỉ đổi lấy được 2 chiếc pizza đến thời điểm Ethereum mở rộng và phức tạp đến mức phải liên tục nâng cấp và xây dựng nhiều đề xuất mới, cryptoeconomic (Kinh tế học mã hóa) đã luôn là bức tường khó vượt qua của Web3.

Trong đó, một trong những thách thức hiện tại trong thiết kế blockchain là fragmented security (tình trạng bảo mật bị phân mảnh hoặc suy giảm do sự phân tán của mạng lưới blockchian).

Trong mạng lưới blockchain, tính bảo mật được đảm bảo bằng cách sử dụng một mạng lưới phân cấp của các node đồng thuận và xác mình giao dịch.

Restaking là gì? Liệu ý tưởng mới này có thể giúp staking và Ethereum lần nữa bùng nổ?
Một trong những thách thức hiện tại trong thiết kế blockchain là frsgmented security

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mạng lưới blockchain sẽ bị phần của mạng lưới chia thành nhiều nhánh (forks) hoặc khi mạng lưới bị tấn công bởi kẻ gian. Khi đó, tính đồng thuận và tính đáng tín của hệ thống có thể bị suy giảm, khiến bảo mật của mạng lưới lung lay. 

Phân mảnh bảo mật có thể dẫn đến các vấn đề như double-spending (chi tiêu kép) hoặc các cuộc tấn công 51% (51% attacks), trong đó hacker chiếm ưu thế và kiểm soát hơn 50% của mạng lưới, từ đó có khả năng scam nhà đầu tư.

Trong bối cảnh đó, dự án EigenLayer đã đứng lên và tiên phong trong việt phát triển cơ chế mới trong cryptoeconomic và giới thiệu ý tưởng restaking.

Dự án EigenLayer và ý tưởng restaking

Restaking là gì?

Restaking là hành động stake lại những liquid staked token nhằm mở rộng tính cryptoeconomic cho các ứng dụng khác được xây dựng trên mạng và user có thể tiếp tục nhận lại phần thưởng từ các dịch vụ mà middleware (ứng dụng trung gian) cung cấp. Nói đơn giản, user có thể restake (stake lại) những token đã stake, tăng tính bảo mật cho mạng lưới và thêm nguồn thu mới.

Restaking cũng có thể hiểu là việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ phần thưởng nhận được từ việc tham gia Staking để tiếp tục gửi tiếp vào Node đó, nhằm tăng cường thêm lợi nhuận trong tương lai.

Đọc thêm: Binance Labs đầu tư vào giao thức restaking BounceBit

Restaking được giới thiệu đầu tiên bởi EigenLayer – một giao thức xây dựng trên Ethereum và đồng thời là dự án đầu tiên phát triển ra ý tưởng restaking cũng như trình làng các sản phẩm liên quan đến nó.

Trang web của dự án EigenLayer

Theo đó, stake ETH có thể chọn tham gia vào hợp đồng thông minh của EigenLayer để stake lại token của mình và mở rộng bảo mật cryptoeconomic cho các ứng dụng khác trên mạng.

Có thể nói, restaking là một cách để các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận của họ trên mạng lưới blockchain, giúp staker thu lời từ cả mạng lưới gốc và mạng lưới sử dụng restaking. Nhờ đó, một lần đầu tư có thể đem lại lợi nhuận kép và tăng tính thanh khoản cho tài sản được đầu tư. Tuy nhiên, cùng với lợi nhuận là những rủi ro liên quan đến vấn đề smart contract và validator.

Một ưu điểm khác của restaking như đã chia sẻ là tăng tính bảo mật cho mạng lưới. Ngoài tài sản gốc, mạng lưới còn chấp nhận các tài sản khác như LSD Token, LP Token,… và mở khóa nguồn thanh khoản vô tận của thị trường DeFi, đồng thời đáp ứng nguồn thu thật cho giao thức cũng như người dùng.

Doanh thu của mạng lưới sử dụng restaking được tạo ra từ việc cho thuê bảo mật, trình xác thực hoặc phí từ các dApp, giao thức hoặc lớp xây dựng phía trên. Các nhà đầu tư tham gia Staking trên mạng lưới nhận được một phần doanh thu của mạng lưới và có thể nhận được phần thưởng lạm phát từ Token gốc của mạng lưới.

Restaking là một cách để các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận của họ

Mặc dù restaking có tiềm năng lớn, cơ chế này vẫn còn mới và chưa có mô hình tiêu chuẩn như các mảng DEX, Lending, Luquid, Derivatives,… Vì vậy, mô hình restaking của EigenLayer hiện đang là sản phẩm duy nhất trong mảng này. Tuy nhiên, với tiềm năng và sự phát triển của thị trường blockchain, chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm restaking hơn được ra mắt trong tương lai.

Bối cảnh ra đời của Restaking

Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng xem lại tình trạng bảo mật blockchain hiện tại và lý do vì sao restaking ra đời.

Từ thuở ban đầu, mô hình bảo mật của Bitcoin được xem là một trong những phiên bản thành công đầu tiên khi trung hòa được tính tin cậy và bảo mật phi tập trung. Trong đó, người dùng có thể giao dịch P2P một cách an toàn mà không cần phải thông qua một bên trung gian để điều phối. 

Tuy nhiên, một điểm yếu lớn của mô hình này là lập trình viên phải xây dựng một blockchain mới và mạng lưới đáng tin mới mỗi khi có ứng dụng phi tập trung (dApp) mới nào xây dựng trên mạng. Dù Bitcoin đã thành công trong việc xây dựng mạng lưới của riêng mình nhưng việc tạo ra và duy trì các hệ thống tin cậy và bảo mật không phải là một công việc dễ dàng. Xét rộng ra, mô hình này đã trở thành bức tường, ngăn cho mạng được mở rộng và phát triển.

Mô hình mạng lưới P2P

Trong bối cảnh đó, Ethereum giới thiệu một phương pháp mới nhằm giữ tính bảo mật nhưng đồng thời tăng khả năng mở rộng mạng lưới. 

 Máy ảo Ethereum (EVM) dựa trên trust module (mô-đun tin cậy) giúp các ứng dụng phi tập trung xây dựng trên mạng Ethereum bằng cách tận dụng bảo mật cơ bản trên chính blockchain Ethereum.

Một trong những tính năng đặc biệt của mô hình này là hỗ trợ các nhà phát triển có thể tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng thay vì xây dựng các mạng kết nối như thông thường. Đồng thời, mô hình Ethereum này cũng thiết lập tính tin cậy và bảo mật tại tầng cơ sở. Vì vậy, các ứng dụng phi tập trung được triển khai trên Ethereum có thể tận dụng bảo mật của blockchain cơ sở cho việc thanh toán.

Tuy nhiên, mô hình bảo mật của Ethereum cũng không hề hoàn hảo:

  • Các blockchain mới không thể tận dụng tính bảo mật của blockchain cũ. Để giải quyết vấn đề này, Modular blockchain là mô hình được sử dụng để cải thiện một phần hạn chế. Tuy nhiên, Modular blockchain cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai, ví dụ như khả năng mở rộng và tương thích với các hệ thống khác. 
Nhiều mạng lưới đã dần chuyển sang modular blockchain.
  • Ethereum phải phụ thuộc vào các dự án middleware như Oracle, Bridge,…. Tuy nhiên, các dự án này còn đang đối mặt với nhiều hạn chế vì chúng cần phát triển trust network riêng và hầu hết các dự án trên bảo mật không cao.. Vì vậy, cần phải có các giải pháp đột phá để tăng cường tính bảo mật và độ tin cậy của các dự án trung gian này.
  • Ethereum không phát triển được hoàn toàn hệ thống của mình vì người dùng cần dùng token của các Dapp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều token khác nhau sẽ làm cho quá trình giao dịch trở nên phức tạp và tốn kém hơn.
  • Mô hình chi phí không tối ưu vì chi phí để sử dụng dịch vụ có thể cao hơn giá trị mà chúng mang lại. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp các dịch vụ không được tối ưu hóa hiệu quả. Do đó, cần có các giải pháp để tối ưu hóa chi phí và nâng cao giá trị của các dịch vụ.

Vì vậy, để giải quyết các vấn đề trên, restaking là một giải pháp tiên tiến và hiệu quả để tăng tính bảo mật và độ tin cậy của các ứng dụng trung gian. Restaking có thể giúp tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình giao dịch, đồng thời đảm bảo tính tương thích và độ tin cậy của các dự án trung gian.

Restaking là một giải pháp để tăng tính bảo mật và độ tin cậy của các ứng dụng trung gian

Cơ chế hoạt động của Restaking 

Mô hình của Restaking

Cơ chế restaking của EigenLayer sử dụng hai ý tưởng cơ bản là pool security (thuật ngữ đề cập đến việc kết hợp hoặc tổng hợp bảo mật từ nhiều nguồn tài nguyên, như validator hay miner) và quản trị thị trường tự do (free-market governance). 

Theo đó, hai yếu tố trên giúp tính bảo mật trên lớp cơ sở của Ethereum được mở rộng đến tất cả giao thức được xây dựng trên mạng lưới, bất kể cấu trúc của nó. Điều này giúp loại bỏ các vấn đề được đề cập ở trên và phát triển hệ thống tốt hơn.

Restaking tạo ra một hệ thống pool security tối ưu bằng cách tái sử dụng ETH đã được staking để cung cấp dịch vụ xác thực cho các giao thức khác. Với phương pháp này, người dùng vẫn sẽ stake ETH như bình thường trên chain hiện tại. 

Cơ chế hoạt động của Restaking

Sau đó, các validator sẽ sử dụng lượng ETH này để tiếp tục vận hành mạng lưới. Bằng cách uỷ quyền ETH cho contract của EigenLayer, các validator sẽ tương tác và chọn ra các tác vụ mà họ sẽ thực hiện.

Như vậy, cùng là một lượng ETH ban đầu, người dùng có thể đồng thời ứng số vốn trên vào nhiều hoạt động đảm bảo an ninh song song khác nhau. Các tác vụ này gồm Oracle, Data Availability (đảm bảo khả dụng dữ liệu) và triển khai Sidechain hoặc Rollup. Các node này sẽ nhận phần thưởng nhờ tác vụ đã thực hiện. Bên cạnh đó, nếu có những hành vi gian lận, các operator này sẽ phải chịu slashing.

Tóm gọn, restaking sẽ làm giảm chi phí vốn phụ cho dịch vụ validator vì staker có thể tái sử dụng vốn ban đầu của họ trên nhiều giao thức khác ngoài Ethereum gốc, kiếm thêm thu nhập đổi lại. 

Phương án trên cũng sẽ tăng cường bảo mật cryptoeconomic bằng cách tập trung bảo mật hiện có vào cùng một nơi, giúp cho mô hình mạng lưới chắc chắn hơn và tránh tình trạng trượt giá hay bị tấn công tài chính. Ngoài ra, staker sẽ có thêm các luồng thu nhập bổ sung bằng cách chọn tham gia EigenLayer nhằm mở rộng bảo mật.

Các phương pháp Restaking 

Hiện EigenLayer hỗ trợ người dùng nhiều phương pháp restaking khác nhau (mức độ rủi ro từ thấp đến cao):

  • Restaking nguyên bản (Native Restaking): Validator sẽ restake ETH được stake của họ.
  • Restaking LSD: Validator có thể restake tài sản đã được stake thông qua các nhà cung cấp liquid staking, bao gồm Lido, Rocket Pool,…
  • Restaking LP LSD: Validator sẽ restake LP token của một cặp gồm một token ETH liquid staking.
  • Restaking LP ETH: Validator có thể restake LP token của một cặp gồm ETH.

Các phương pháp trên có thể được trực quan hóa như sau:

Một số phương pháp restake

Restaking có thể giải quyết vấn đề gì? 

Cấu trúc restaking giải quyết nhiều vấn đề mà thị trường đang đối mặt:

Khó khăn và không hiệu quả trong thiết lập giao thức bảo mật

Có thể nói, validator thuộc giao thức là chìa khóa cho bảo mật giao thức. Các giao thức dựa trên Ethereum phải thiết lập validator của mình đồng thời hệ thống trên phải đủ lớn để đạt được yếu tố phi tập trung. Điều này trở thành một nút thắt cho các nhà phát triển vì hai lý do. 

Thứ nhất, đội ngũ phải cung cấp một lượng vốn lớn để khuyến khích các validator bảo vệ mạng lưới. Thứ hai, việc quản lý validator tốn rất nhiều thời gian và có thể cản trở quá trình phát triển giao thức tiếp theo.

Ví dụ, một số giao thức cung cấp tỷ lệ phần trăm lợi nhuận hàng năm (APR) cao để thu hút các nhà đầu tư để bảo vệ mạng lưới của họ. APR này được trao dưới dạng phát hành token, ảnh hưởng đến ngân quỹ của mạng lưới. Sơ đồ dưới đây cho thấy tokenomics của giao thức Evmos, trong đó một phần lớn token (40% trong vòng 4 năm, hiện là 32%) phải được phân bổ cho “Staking Reward” để duy trì hệ thống validator.

Tokenomics của giao thức Evmos

Thiếu chủ quyền 

Các giao thức xây dựng trên Ethereum phải tuân thủ các quy tắc cơ bản của Ethereum từ đó khiến dự án khó đổi mới. Chính yếu tố thiếu chủ quyền này đã thúc đẩy các nhà phát triển xây dựng trên các chain khác như Cosmos, vì đội ngũ có thể tùy ý nâng cấp giao thức trên những chain này.

Thiếu niền tin vào các giao thức khác 

Sự khác biệt nếu người dùng áp dụng cơ chế restake của EigenLayer

Ưu và nhược điểm của restaking 

Ưu điểm

  • Mở khóa thanh khoản tài sản LSD Token và LP Token: Việc tận dụng tài sản LSD hoặc LP Token để Stake vào các Validator giúp tăng nhu cầu stake tài sản gốc ở mạng lưới gốc và đem lại sự linh hoạt cho các tài sản thanh khoản trong thị trường DeFi.
  • Tăng lợi nhuận: Việc tài sản được chấp nhận trên 2 mạng lưới, người Stake có thể nhận được lợi nhuận gấp đôi. Ngoài ra, sau khi Stake tài sản ở mạng lưới thứ 2, nhà đầu tư vẫn nhận được tài sản đại diện có thể thế chấp để Mint ra Stablecoin và tiếp tục mang đi tham gia vào thị trường DeFi để kiếm lợi nhuận. Điều này mang lại sự an tâm và tin tưởng cho các nhà đầu tư, giúp tăng tính phổ biến và phát triển cho dự án.
  • Tăng bảo mật cho mạng sử dụng restaking: Nhiều tài sản hơn được chấp nhận thì mạng lưới có giá trị lớn hơn, giúp mạng lưới khó bị tấn công hơn và trở thành nơi tin cậy cho các dApp, giao thức, nền tảng khác. Điều này giúp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của dự án, tạo sự yên tâm và thu hút các nhà đầu tư.
  • Chống bán tháo: Restaking đã tạo thêm tính ứng dụng cho Token gốc, tránh việc bán phá giá gây giảm giá trị lớn thiệt hại cho dự án và nhà đầu tư. Điều này giúp giữ vững giá trị của Token, tăng độ tin cậy và sự ổn định cho dự án.
  • Tăng bảo mật cho mạng lưới gốc: Vì lợi nhuận hấp dẫn nên tạo động lực cho những người nắm tài sản gốc đi Staking. Giúp cho mạng lưới gốc được bảo mật và phân quyền hơn, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của dự án.
Việc tận dụng tài sản LSD hoặc LP Token để Stake vào các Validator giúp tăng nhu cầu stake tài sản gốc ở mạng lưới gốc

Nhược điểm 

  • Rủi ro thất thoát tài sản: Khi node có hành vi xấu thì tài sản của bạn có nguy cơ bị chiếm đoạt hoặc bị phạt làm tài sản của bạn bị mất một phần hoặc toàn bộ vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án.
  • Rủi ro Smart Contract: Khi mạng lưới bị tấn công thì tài sản của bạn có nguy cơ mất trắng nhưng theo lý thuyết thì các mạng lưới của các dự án sử dụng restaking rất khó bị tấn công. Tuy nhiên, vẫn cần phải có biện pháp bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các tài sản của nhà đầu tư.
  • Ít người dùng: User vẫn còn nghi ngờ về sự hiểu quả của mô hình quá mới này. Hiện chưa có thực chiến với thị trường và năng lực của các đội ngũ vẫn sẽ là một dấu hỏi.
Cơ chế restaking của EigenLayer còn nhiều khuyết điểm cần thay đổi

Ứng dụng của Restaking 

Mô hình restaking của EigenLayer có thể được áp dụng để xây dựng nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là dự án cần tận dụng độ bảo mật cao của Ethereum như các sidechain của Ethereum.

Nhiều đội ngũ dự án đang phải giải quyết với vấn đề về Ethereum blockspace, khi blockspace càng chứa nhiều giao dịch thì phí gas để xử lý giao dịch sẽ càng cao. Vì vậy, các dự án có thể xây dựng sidechain được liên kết trực tiếp với Ethereum và tận dụng bảo mật bằng ETH để xử lý giao dịch trước khi chúng được xác thực ở Ethereum layer 1. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một hệ sinh thái phức tạp hơn, bao gồm cả các lớp thực thi, khả dụng dữ liệu, đồng thuận và dàn xếp.

EigenLayer đã phát triển một Data Availability layer (Lớp khả dụng dữ liệu) cho phép các giao dịch được thực hiện ở nơi có băng thông lớn hơn và phí rẻ hơn. Ví dụ, băng thông dữ liệu hiện tại của Ethereum với khối là khoảng 80 kilobyte mỗi giây. Nhưng với lớp khả dụng dữ liệu của EigenLayer, tốc độ này tăng lên đáng kể, lên đến 15 megabyte mỗi giây. Điều này cho phép các giao dịch được xử lý nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.

So sánh Data Availability layer giữa Ethereum, Celestia, EigenLayer và Polygon Avail

Hơn nữa, EigenLayer còn được sử dụng bởi Mantle Network. Đây là một optimistic rollup được xây dựng bởi BitDAO (Bybit). Trong đó, Mantle Network sẽ bao gồm các stack sau:

  • Execution layer (Lớp thực thi): EVM compatible.
  • Data Availability layer (Lớp khả dụng dữ liệu): EigenLayer.
  • Consensus & Settlement Layer (Lớp đồng thuận & dàn xếp): Ethereum.

Không chỉ vậy, EigenLayer cũng có thể hỗ trợ nhiều ứng dụng trung gian (middleware) như Oracle (Chainlink), Cross-chain Bridge (Multichain), Data Storage (Filecoin) có thể nâng cấp tương thích tốt hơn với Ethereum layer 1 và tránh sự xung đột dẫn đến hard fork. Ngoài ra, EigenLayer cũng có thể hỗ trợ các ứng dụng khác như dịch vụ truyền thông, chứng khoán, bảo hiểm, v.v., giúp tăng tính linh hoạt và tăng khả năng mở rộng của hệ sinh thái Ethereum.

Tiềm năng của restaking trong tương lai 

Nếu restaking thành công thì các hệ thống cryptoeconomic sẽ vận hành hiệu quả hơn và giải quyết nhiều thách thức liên quan đến quá trình khởi động mạng lưới và giao thức mới khi mạng lưới bị phân mảnh và phân tán giữa nhiều đơn vị hoặc cụm. 

Ý tưởng trên cũng có thể giúp mạng lưới mở rộng hơn, vì token ETH đang staking có thể được áp dụng cho bất kỳ giao thức nào hoạt động trên Ethereum, bất kể tính tương thích với EVM. Từ đó, nhà phát triển có thể bắt đầu tập trung nhiều hơn vào sự đổi mới và xây dựng sản phẩm.

Restaking có thể giúp mạng lưới mở rộng hơn

Đối với người dùng, restake là phương án giúp user tăng lợi nhuận. Staking truyền thống không hiệu quả về vốn. Về cơ bản, staker phải khóa vốn của mình vào hợp đồng nhất định để kiếm được phần thưởng. Tuy nhiên, cũng vì vậy, user phải bỏ qua các cơ hội làm giàu khác.

Sự xuất hiện của các sản phẩm tài chính liquid staking derivatives giúp tạo ra tính hiệu quả vốn cao hơn bằng cách giúp staker khóa vốn của họ trong một hợp đồng cổ phần, kiếm được phần thưởng, sau đó triển khai vốn thế chấp ở nơi khác để kiếm thêm lợi nhuận.

Mô hình restaking là một giải pháp thực tế đối với nhiều vấn đề hiện có của Ethereum

Ngoài ra, nếu mô hình restaking trên Ethereum phát triển thành công:

  • Mô hình restaking sẽ được mở rộng sang các blockchain Proof of Stake khác. Nếu EigenLayer có đủ tiềm lực, họ có thể phát triển Multichain. Nếu không, sẽ có những dự án fork trên các chain khác đi trước một bước. Việc mở rộng sẽ giúp cho restaking trở thành một tiêu chuẩn trong việc bảo vệ các blockchain Proof of Stake trên toàn thế giới.
  • Các dự án trung gian (middleware) sẽ có sự xung đột với các dự án restaking vì giờ đây giá trị token của các dự án middleware sẽ bị giảm đi do tính ứng dụng của chúng bị hạn chế. Lúc này các dự án middleware có thể buộc phải thay đổi mô hình kinh tế để vận hành nếu như các dự án restaking hút giá trị. Điều này sẽ làm cho thị trường DeFi trở nên cạnh tranh hơn và các dự án sẽ phải tìm cách tích hợp các phương pháp bảo mật khác nhằm đảm bảo tính an toàn cho mạng lưới của mình.
  • Ethereum có thể trở nên khan hiếm hơn trên thị trường vì giờ đây ngoài ứng dụng trả gas fee, stake trực tiếp trên Beacon chain, stake thông qua Liquid Staking Derivatives, chúng còn được Restake ở các dự án restaking. Điều này giúp ETH lưu thông khan hiếm hơn và là cơ sở để giá tăng trong dài hạn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc cung Ethereum trên thị trường giảm sút, gây ra tình trạng tăng giá và ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường DeFi.

Có thể nói, mô hình restaking là một giải pháp thực tế đối với nhiều vấn đề hiện có của Ethereum và có thể giúp mạng lưới này trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, đây là mô hình mới và chưa được nhiều dự án sử dụng, do đó chưa có tác động lớn đến toàn bộ thị trường DeFi. Việc tiếp tục quan sát các động thái của các dự án DeFi khác với cơ chế bảo mật này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tiềm năng của restaking.

Tổng kết 

Restaking là một ý tưởng mới có thể giúp giải quyết nhiều thách thức hiện tại của Ethereum và có tiềm năng để tạo ra các hệ thống cryptoeconomic hiệu quả hơn trong tương lai. Mô hình này có thể giúp tạo ra sự linh hoạt và tăng khả năng mở rộng cho hệ sinh thái Ethereum.

Với restaking, người dùng có thể tăng lợi nhuận và giá trị cổ phiếu một cách hiệu quả hơn. Nhưng phương án trên chỉ mới xuất hiện vào cuối năm 2022 và còn đoạn đường dài phát triển. Để hiểu rõ hơn về tiềm năng của restaking, user cần quan sát các động thái của các dự án DeFi khác với cơ chế bảo mật này.

Anh em nhớ theo dõi hệ sinh thái của TCX để nắm được nhiều thông tin hơn nhé!
– Twitter TCX: https://x.com/tcx1000btc?s=21
– Channel TCX: https://t.me/TCXCAPITAL
– Channel TCXFutures: https://t.me/TCXFutures
– Channel TCX_News: https://t.me/TCX_NEWS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *