Aa
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Mỹ – Trung nối lại đàm phán: Crypto tháng 5 lại đi về đâu?

Chắc anh em mình đã hay tin rồi nhỉ: Mỹ và Trung Quốc cuối cùng cũng ngồi lại nói chuyện với nhau, sau nhiều tháng thù doạ “bắn thuế” qua lại. Cuộc gặp được chia làm hai phiên – sáng và chiều – tại dinh thự của Đại sứ Thụy Sĩ bên hồ Geneva, nơi không khí ngoại giao có vẻ mát mẻ hơn thị trường tài chính mấy hôm nay.

Đại diện Bắc Kinh là Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – người được xem là “đầu não kinh tế” của Trung Quốc. Phía Mỹ là Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent – nhân vật còn khá mới nhưng được kỳ vọng sẽ nối tiếp tinh thần “thẳng thắn không khoan nhượng” từ thời chính quyền trước. Đây là cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên kể từ khi hai bên biến tranh chấp thương mại thành cuộc chiến toàn diện, với mức thuế nhập khẩu vượt 100% – đúng nghĩa “chặt chém” qua lại.

Trước đàm phán, Trung Quốc tiếp tục tỏ ra là người lớn trong phòng – nhấn mạnh vai trò là đối tác có trách nhiệm trong thương mại toàn cầu. Trong khi đó, phía Tổng thống Donald Trump, không ngoài dự đoán, vẫn tung ra con bài quen thuộc: giảm thuế từ 100% xuống… 80%, như thể đó là món quà hào phóng. Và tất nhiên, yêu cầu kèm theo là Trung Quốc phải “mở cửa thị trường” để hàng Mỹ được ưu ái.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer phát biểu trước báo giới sau cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 11-5 - Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer phát biểu trước báo giới sau cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 11-5 – Ảnh: REUTERS

Kỳ vọng thị trường giữa Mỹ – Trung: Ước gì có “thỏa thuận mềm”

Theo giới phân tích, có vài kịch bản có thể xảy ra – từ “deal mềm” (thỏa thuận mà thực ra chẳng ai mất gì) đến cú sập bàn đàm phán không ai thèm nhặt lại. Ở kịch bản tốt nhất, hai bên đồng ý “giảm nhiệt” bằng cách đình chỉ thuế quan, kiểu như lệnh hoãn 90 ngày mà chính quyền Trump từng áp với các nước khác hồi tháng Tư.

“Tốt nhất là Trung Quốc được đối xử như mấy nước khác, cho tạm dừng áp thuế, rồi hẹn nhau vài tháng nữa tính tiếp”, Ông Jayant Menon, chuyên gia tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói thẳng. Giáo sư Alexander Vuving ở Hawaii cũng thêm mắm: “Thỏa thuận mềm thôi, chứ chẳng bên nào dại gì xuống nước hẳn.”

Thậm chí, theo bà Đổng Kim Việt – kinh tế trưởng của BBVA – nếu Mỹ “hào phóng” giảm thuế xuống 50% thì cũng gọi là có tiến triển. Nhưng bà cũng cảnh báo luôn: Bắc Kinh có thể chẳng buồn quan tâm. Có vẻ như chiến lược lúc này của Trung Quốc là… giả vờ Mỹ không tồn tại?

Còn kịch bản xấu thì sao? Ồ, có đấy. Và không ít.

Nếu mọi thứ đi chệch hướng, thì chuyện hai bên bỏ họp và không thèm lập kênh liên lạc sẽ là cú sốc lớn. Ông Alfredo Montufar-Helu từ Conference Board cảnh báo: hai bên đang thiếu hiểu nhau nghiêm trọng. Và khi cả hai đều sợ bị xem là yếu thế, thì xin lỗi, đàm phán kiểu gì?

Một tình huống khác không kém phần bi kịch là Trung Quốc từ chối tiếp tục đàm phán cho đến khi Mỹ bỏ hết thuế. Kết quả? Một kiểu “cấm vận không tên” lên thương mại song phương. Và theo ông Vuving, nếu đàm phán thất bại, Trung Quốc sẽ chuyển hướng mạnh hơn về phía các nước đang phát triển – ít drama hơn, ít “trò chơi quyền lực” hơn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 9-5 - Ảnh: REUTERS.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 9-5 – Ảnh: REUTERS.

Thị trường thì đang… thở dốc chờ hy vọng

Nếu sau buổi đàm phán, hai bên chịu nhường nhau chút ít, đưa ra lời hứa hẹn tiếp tục ngồi lại lần sau, thị trường có thể sẽ “nín thở nhẹ nhõm” – gọi là có tí hy vọng, bớt tí bất định. Còn nếu Mỹ – Trung mà “nghỉ chơi”, đừng trách thị trường tụt mood – nhà đầu tư sẽ tiếp tục co cụm và ôm cash.

Thực tế, đây chỉ là một cách chữa lành phần nào cái “vết thương kinh tế toàn cầu” mà chính Mỹ gây ra từ ngày 2/4, khi áp thuế bừa bãi. Ngay cả nếu có giảm thuế 60%-80% thì cũng không xoá sạch được hậu quả. Thỏa thuận kiểu này – như cái deal Mỹ – Anh tuần trước – chỉ đơn giản là băng cá nhân, không phải thuốc đặc trị.

Thị trường hiện đang tích trữ một lượng lớn tiền mặt (nhiều quỹ tăng cash từ 3% lên 7%), trong khi cổ phiếu Mỹ bị underweight khá nặng so với châu Âu – nơi các blue-chip tăng 30-40% từ đầu năm. Một loạt tin tốt như “có khả năng ký trade deal” hay “căng thẳng hạ nhiệt” sẽ tạo nên vài tuần trăng mật – đẩy lực mua lên và ép các vị thế short phải cover lại.

Trên phương diện tâm lý, có vẻ nhà đầu tư đã sẵn sàng lạc quan trở lại. Cuộc khảo sát ngày 9/5 của Hiệp hội nhà đầu tư cá nhân Hoa Kỳ (AAII) cho thấy số người tin vào tương lai sáng sủa của thị trường đã nhảy vọt từ 20,9% lên 29,4% – mức cao nhất từ tháng Hai. Dù vẫn thấp hơn trung bình lịch sử (37,5%), nhưng chí ít thì sự bi quan cũng đang giảm dần.

Nhưng đừng vội mừng…

Ngay sau những ngày “trăng mật” với tin tốt, thị trường có thể bị dội gáo nước lạnh. Vì rồi các con số kinh tế sẽ ra mắt, và các chuyên gia bắt đầu hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý 3 – từ hơn 3% xuống dưới 2%. Và nếu doanh thu không tăng mà vẫn muốn lợi nhuận tăng, thì cách duy nhất là… sa thải.

Kịch bản tệ hơn nữa? Các rủi ro vỡ nợ từ tín dụng bất động sản thương mại Mỹ đang dần lộ diện (tỷ lệ default đang lên gần 2 con số), chưa kể các khoản cho vay private lending đang thiếu thanh khoản.

CẬP NHẬT MỚI: Mỹ – Trung “nắm tay nhau” tạm thời, crypto được dịp thở?

Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong không chỉ dừng lại ở những cái bắt tay và nụ cười ngoại giao. Sau nhiều vòng đàm phán với đủ sắc thái, hai bên cuối cùng cũng “tìm được tiếng nói chung”… trong 90 ngày.

Cụ thể:

  • Trung Quốc sẽ giảm thuế với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống còn 10%.

  • Mỹ cũng “hào phóng” không kém, giảm thuế cho hàng Trung từ 145% xuống 30%.

  • Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ lại một “chiếc móc nhỏ xíu”: 30% này bao gồm 10% thuế cơ bản + 20% thuế fentanyl – một lời nhắc nhở không thể nhẹ nhàng hơn về vấn đề nhức nhối trong quan hệ song phương.

Nói cách khác, đây không hẳn là một thỏa thuận thương mại toàn diện, mà giống một bản “đình chiến có điều kiện”. Mỗi bên nhượng bộ một chút, nắn gân một chút, rồi cùng chờ xem đối phương có “chơi đẹp” trong 90 ngày hay không.

Liệu crypto có được thơm lây?

Trong ngắn hạn, đây là tin tốt cho thị trường tài chính toàn cầu – và crypto cũng được “hưởng ké” ít nhiều. Lý do:

  1. Hạ nhiệt căng thẳng: Mỹ – Trung mà căng thẳng thì toàn thị trường đều hoảng. Giờ họ giơ tay trắng, ít nhất trong 3 tháng tới, nhà đầu tư sẽ bớt lo về các đòn thuế kiểu “sáng đánh, chiều gỡ”.

  2. Dòng tiền trở lại: Những ai đang ngồi ngoài vì sợ chiến tranh thương mại có thể bắt đầu quay lại. Và khi họ quay lại, dù chưa dám mua cổ phiếu thì vẫn có thể đánh nhanh trong các thị trường biến động cao như crypto.

  3. Kỳ vọng FED mềm mỏng hơn: Một môi trường thương mại bớt căng thẳng cũng khiến FED có thêm lý do để không quá diều hâu. Điều này càng tiếp thêm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất – vốn luôn là chất xúc tác cho các tài sản rủi ro như Bitcoin.

Tuy nhiên, cũng đừng quên: 90 ngày trôi qua rất nhanh, và nếu hai bên không đi xa hơn sau giai đoạn “trăng mật ngắn hạn” này, thị trường sẽ lại quay về trạng thái thận trọng, thậm chí thất vọng. Khi đó, crypto vốn nhạy cảm sẽ lại là một trong những “nạn nhân đầu tiên”.

Cụ cùng nhiều altcoins xanh sau tin. Nguồn: CoinMarketcap.
Cụ cùng nhiều altcoins xanh sau tin. Nguồn: CoinMarketcap.

Nhìn chung, thị trường đang có chút “vitamin tích cực” từ cuộc đình chiến Mỹ – Trung. Nhưng cũng giống như caffeine – tỉnh táo được bao lâu là còn tùy vào liều lượng và… chất lượng. Crypto có cơ hội ăn theo, nhưng để giữ được sóng, thị trường cần thêm nhiều thông tin tích cực khác từ vĩ mô.

Tạm kết: Đây là lúc… lấy lại chút hy vọng ngắn hạn

Giai đoạn này là khoảng thời gian mà thị trường, nhà đầu tư và các chính trị gia đều cố gắng “lấy lại những gì đã mất” sau tháng 4 đầy sóng gió. Nhưng ai tỉnh táo sẽ hiểu: nếu không có những bước cải cách thực chất, không giảm thuế mạnh tay hay hạ lãi suất rõ rệt, thì cuộc chơi “đàm phán thương mại” vẫn chỉ là chiếc bánh vẽ.

Và như mọi khi, sau vài tuần tin tốt, thị trường lại phải quay về với sự thật phũ phàng: tăng trưởng chậm lại, chi phí vẫn cao, còn hy vọng thì chỉ có hạn sử dụng ngắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *