Xin chào anh em! Trong Seri bài viết Ichimoku này mình sẽ giới thiệu một phương pháp giao dịch khá nổi tiếng trong cộng đồng Trading, đó là phương pháp Ichimoku Cloud. Vậy Ichimoku Cloud là gì?
Anh em hãy cùng mình theo dõi bài viết nhé!
Nội dung chính
Ichimoku Cloud là gì?
Lịch sử ra đời của Ichimoku Cloud
Ichimoku Cloud được phát triển vào cuối những năm 1930 bởi một nhà báo người Nhật tên là Goichi Hosada. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch sáng tạo của ông chỉ được công bố vào năm 1969, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và cải tiến.
Hosada gọi nó là Ichimoku Kinko Hyo, dịch từ tiếng Nhật là “biểu đồ cân bằng trong nháy mắt.”
Ichimoku Cloud là gì?
Ichimoku Cloud là một phương pháp này kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Phương pháp này được sử dụng trên các biểu đồ hình nến như một công cụ giao dịch để giúp người dùng nhận diện các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng.
Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.
Các thành phần cấu tạo của Ichimoku Cloud
Hệ thống ichimoku Cloud cấu tạo từ 5 thành phần, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành hệ thống Ichimoku Cloud. Nó cung cấp cho người dùng nó một bức tranh tổng thể về thị trường.
5 thành phần này bao gồm: Đường Tenkan Sen, đường Kijun Sen, đường Chikou Span, đường Senkou Span A và Senkou Span B.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thành phần này trong phần tiếp theo của bài viết.
Đường Tenkan Sen
Công thức của đường Tenkan Sen
Đường Tenkan Sen mô phỏng sự chuyển động ngắn hạn của giá làm mượt chúng bằng cách sử dụng trung bình của Highest và Lowest trong chu kỳ định trước (ở Tradingview thường mặc định là 9).
Công thức Tenkan Sen = (highest + Lowest)/2 với chu kỳ ngắn (thường là 9)
Anh em quan sát đường Tenkan Sen ở Chart bên dưới:
Một số đặc điểm chính của Tenkan Sen
Tenkan Sen dốc lên thì giá có xu hướng đi lên, Tenkan Sen dốc xuống thì giá có xu hướng đi xuống.
Tenkan Sen bám khá sát giá, độ dốc của Tenkan Sen càng lớn thì Trend càng mạnh.
Tenkan Sen thường được dùng như vùng giá hỗ trợ ngắn hạn trong Trend tăng và được dùng như vùng giá kháng cự ngắn hạn trong Trend giảm.
Tenkan Sen đi ngang cho thấy giá đang giao động trong một Range giá và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.
Đường Kijun Sen
Công thức của đường Kijun Sen
Đường Kijun Sen mô phỏng sự chuyển động trong trung hạn của giá. Công thức của nó cũng tương tự với Kijun Sen nhưng với chu kỳ lớn hơn của Tenkan Sen (ở Tradingview mặc định là 26).
Công thức Kijun Sen = (highest + Lowest)/2 với chu kỳ ngắn (thường là 26)
Anh em quan sát đường Kijun Sen ở Chart bên dưới:
Một số đặc điểm chính của Kijun Sen
Đường Kijun Sen là mức giá hỗ trợ quan trọng của giá.
Trong một xu hướng tăng, Kijun Sen đóng vai trò là đường giá hỗ trợ quan trọng cho giá trong trung hạn. Trong một xu hướng giảm Kijun Sen đóng vai trò là đường giá kháng cự cho giá trong trung hạn.
Kijun Sen cùng hướng với giá vì vậy khi Kijun Sen hướng lên giá có xu hướng tăng trong trung hạn, Kijun Sen hướng xuống thì giá có xu hướng giảm trong trung hạn. Độ dốc của Kijun Sen càng lớn thì Trend càng mạnh.
Kijun Sen đi ngang cho thấy giá đang giao động trong một Range giá trong trung hạn.
Cơ bản là công thức tính của Tenkan và Kijun tương tự nhau chỉ khác nhau ở số chu kỳ. Nếu Kijun Sen nằm trên Tenkan Sen thì giá đang trong một Trend Giảm và ngược lại.
Một số mô tả đường Chikou Span
Đường Chikou Span đơn giản là giá đóng cửa của kỳ hiện tại được đẩy về 26 chu kỳ phía trước.
Đường Chikou Span thể hiện động lượng của giá:
- Nếu Chikou Span nằm trên đường giá thì giá có xu hướng tăng.
- Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá thì giá có xu hướng giảm giá.
- Còn nếu chikou Span nằm rất gần với giá hay cứ xoắn vào nhau thì giá đang Sideway trong một Range giá.
Ngoài ra các đỉnh đáy của Chikou Span là các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng của giá.
Senkou Span A và Senkou Span B
Senkou Span A và Senkou Span B là hai thành phần cuối cùng của Cloud.
Công thức tính Senkou Span A
Senkou Span A được tính bằng cách lấy trung bình cộng của Tenkan Sen và Kijun Sen rồi chia 2 đẩy về sau 26 chu kỳ.
Công thức tính Senkou Span B
Senkou Span B được tính bằng cách lấy (highest + Lowest)/2 với chu kỳ 52 và rồi được đẩy về sau 52 chu kỳ.
Phần không gian được tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B được gọi là mây Kumo.
Đây là tất cả các thành phần khi hiện lên trên cùng một Chart.
Một số lưu ý về Ichimoku Cloud
Ý nghĩa của Ichimoku (9,26,52,26)
Tại sao lại thiết lập là (9,26,52,26)?
Ban đầu hệ thống Ichimoku Cloud được sử dụng ở trên Chart ngày.
Các con số 9, 26, 52 liên quan đến thực tế là ngày xưa ở Nhật Bản có 6 ngày làm việc và một thành đại khái có 26 ngày làm việc, 52 tương đương với 2 tháng.
Mình khuyên các anh em nếu mới tiếp xúc với Ichimoku thì cứ để mặc định.
Ichimoku chỉ dùng trên Chart ngày?
Thật ra Ichimoku được dùng đa khung thời gian, với mỗi khung nó sẽ cho ta một góc nhìn tổng quan về xu hướng cũng như giá cả ở Chart khung giời gian đó.
Tổng kết
Như vậy ở bài viết đầu tiên về Ichimoku mình đã giới thiệu với anh em về các thành phần cấu tạo nên hệ thống giao dịch Ichimoku, cũng như một số đặc điểm chính của các thành phần này.
Hy vọng bài viết này giúp ít cho anh em hiểu tổng quan về hệ thống giao dịch Ichimoku, ở bài viết sau chúng ta sẽ đi sâu hơn để tìm hiểu về hệ thống này giao dịch như thế nào.
Theo dõi các kênh thông tin của Coinnews247.org nhé!
Telegram Channel: https://t.me/coinnew247org
Telegram Group Chat: https://t.me/coinnews247org_Group
Fanpage: https://www.facebook.com/coinnews247/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/