Sau The Merge, Ethereum Shanghai là bản nâng cấp quan trọng của Ethereum trong năm 2023, giúp mạng mở khóa lượng ETH đã staking để phục vụ cho Ethereum 2.0. Hãy cùng TCX Capital tìm hiểu những thông tin đáng chú ý cũng như những tác động, ảnh hưởng của Ethereum Shanghai đến người dùng và thị trường Crypto.
Truy cập vào nhóm trading của TCXCapital:TELEGRAM
Nội dung chính
Ethereum Shanghai Là Gì?
Ethereum Shanghai là một bản hard fork trên mạng lưới Ethereum, đã khởi chạy vào tháng 4 năm 2023. Thông qua đề xuất quan trọng trên hard fork Shanghai là EIP-4895, ETH holder có thể rút token đã staking trên Beacon Chain.
Ngoài EIP-4895, Ethereum Shanghai Upgrade còn trình làng nhiều đề xuất khác, trong đó, hầu hết đề xuất dưới đây đều nhằm mục tiêu giảm phí gas cho các nhà phát triển Ethereum:
- EIP-3651: Warm COINBASE
- EIP-3855: PUSH0 instruction
- EIP-3860: Limit and meter initcode
- EIP-4895: Beacon Chain push withdrawals as operations
- EIP-6049: Deprecate SELFDESTRUCT
Tuy nhiên, bản nâng cấp trên không bao gồm EIP-4844, vốn là tiền đề để Ethereum đi đến những bước tiến cải tạo cao cấp hơn sau này, giúp phân mảnh blockchain Ethereum. Sharding, hay phân mảnh là một trong những công nghệ cốt lõi của Ethereum 2.0. Đây là một giải pháp có khả năng mở rộng, phân chia toàn bộ mạng của blockchain thành nhiều mạng nhỏ hơn.
Lịch Sử Ra Đời Của Ethereum Shanghai
Như anh em đã biết, trong năm 2022, The Merge là sự kiện đánh giấu đợt nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay của Ethereum, thay đổi cơ chế đồng thuận của mạng lưới từ Proof-of-Work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS). Thực chất, bản nâng cấp trên không phải là nước đi đầu tiên của Ethereum trong việc cải tiến mạng lưới lên PoS.
Quay về năm 2018, đội ngũ mạng lưới đã lập một lộ trình mới – với tên gọi là Ethereum 2.0 – với mục đích đập đi xây lại Ethereum, giúp giảm năng lượng của các máy đào, mở rộng blockchain và tăng tốc độ xử lý giao dịch. Trong kế hoạch đó Ethereum sẽ chuyển từ PoW sang PoS, kết hợp với kỹ thuật data sharding, giúp Ethereum có thể xử lý hàng trăm nghìn giao dịch mỗi giây mà vẫn đảm bảo mạng có tính bảo mật và phân quyền cao.
Vào năm 2020, Ethereum đã ra mắt blockchain testnet Beacon Chain và chạy song song với mainnet. Thông qua The Merge, mạng lưới nhắm tới mục đích tạm thời thay thế Mainnet của Ethereum bằng Beacon Chain và một số sharded chain (chuỗi phân đoạn) trong tháng 9 năm 2022.
Để hiểu một cách đơn giản: Hãy tưởng tượng Ethereum là một cỗ máy đời cũ, trong đó Beacon Chain là cơ động mới, có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn và lập trình viên có thể lắp đặt động cơ trên vào cỗ máy mà không làm dây chuyên sàn xuất bị đứt đoạn. Mọi thứ khác trên cỗ máy vẫn như cũ, chỉ có cách vận hành sẽ thay đổi.
Đây là một kỷ nguyên mới cho Ethereum, trong đó, Beacon Chain có khả năng điều phối việc staking của người dùng. Khi đó, hợp đồng cho Beacon đã đạt mục tiêu stake được 524.288 ETH chỉ một tuần trước khi ra mắt.
Việc hợp nhất đã tạo ra Ethereum 2.0, một phiên bản Ethereum mới giúp giảm 99,95% mức tiêu thụ năng lượng so với hệ thống PoW trước đó và mở rộng quy mô hệ sinh thái.
Tuy nhiên, dù sự kiện trên có thành công rực rỡ, nhưng mạng lưới vẫn còn tồn đọng một vấn đề khá lớn: Phí gas.
Cùng với đó, kể từ khi ra mắt Beacon Chain vào cuối năm 2020, hơn 16,5 triệu ETH đã được staking. Đồng thời, khoảng 520.000 validator cũng đã tham gia vào quy trình trên.
Đây chính là điểm mấu chốt giúp Ethereum Shanghai ra đời. Theo đó, bản nâng cấp trên Ethereum cho phép người dùng rút ETH của họ đã stake trên Beacon Chain.
Staking Trên Ethereum
Trước Shanghai Upgrade, để tham gia staking trên Ethereum người dùng có 2 cách:
Staking trực tiếp trên Ethereum
Trong giai đoạn này, lượng ETH tối đa cần thiết để tham gia staking trên Beacon Chain là 32 ETH.
Giá của ETH vào thời điểm đó là khoảng 4.000 USD. Như vậy, mức stake rơi vào tầm 128.000 USD đã nằm ngoài tầm với của hầu hết user. Ngoài ra, đây còn là con đường một chiều, tức là những validator có thể gửi ETH vào Beacon Chain, nhưng không thể rút lượng token đã staking.
Sử dụng các Protocol thuộc nhóm Liquid Staking Derivatives
Một số đội ngũ trong ngành công nghiệp crypto đã nhìn thấy cơ hội tiến thân trong giai đoạn trên. Lido chính là cái tên dẫn đầu ngách này (tính đến ngày 13 tháng 2 năm 2023).
Thông qua Lido, gần 5 tỷ ETH đã staking, chiếm 29,2% thị trường. Lido là nhà cung cấp staking thanh khoản, trong đó, người dùng khoá ETH vào giao thức và nhận lại stETH. Phần lớn stETH được giao dịch trực tuyến với ETH và cung cấp cho người dùng tính thanh khoản (đối với DeFi, v.v.) cho ETH đã staking của họ.
Các sàn giao dịch hàng đầu trong thị trường staking là Coinbase, Kraken và Binance cũng nhanh chân giữ hơn 4 tỷ ETH, chiếm khoảng 26% thị trường. Trong đó, Coinbase và Binance cung cấp cho người dùng tính thanh khoản thông qua cbETH và bETH.
Ngoài ra, gần 25% thị trường được nắm giữ bởi những nhân tố không xác định. Đây có thể là những cá nhân chạy node tại gia hoạt động độc lập hoặc những đội ngũ nhỏ – những người đang điều hành các bể staking riêng.
Mặc dù tất cả các token phân mảnh stETH, rETH, bETH và cbETH này vẫn có đôi chút khác biệt về mặt cơ chế, nhưng về bản chất, chúng đều là các mã đã staking của ETH và được giao dịch gần/hoặc với tỷ lệ 1:1 trong thời gian dài.
Cơ Hội Làm Giàu Từ Ethereum Staking
Chính sách tiền tệ của Ethereum
Phần thưởng staking của tương quan nghịch với validator: APR staking ETH tăng lên khi số lượng người xác thực giảm.
Phần thưởng của Ethereum Validator = Phần thưởng đồng thuận (phần thưởng cho người đề xuất cũng như Phần thưởng cho người chứng thực và Phần thưởng của Ủy ban đồng bộ hóa dữ liệu, bao gồm 512 validator, được chọn ngẫu nhiên bởi mạng lưới Ethereum) + Phần thưởng thực thi (Tiền Tip/Phí ưu tiên & giá trị có thể trích xuất tối đa MEV)
- Phần thưởng đồng thuận được trao sau khi người dùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sự đồng thuận và tỉ lệ nghịch với số lượng ETH được staking, tức là càng nhiều ETH được staking, phần thưởng đồng thuận cho mỗi validator càng thấp.
- Phần thưởng thực thi tỷ lệ thuận với số lượng giao dịch trên mạng. Nhu cầu sử dụng block của Ethreum càng cao thì cơ hội nhận Tip/MEV cũng sẽ càng lớn.
- Như vậy, nếu số lượng validator giảm xuống, tức là nếu validator rút ETH của mình, thì phần thưởng đồng thuận sẽ tăng lên để thu hút những người xác thực khác.
Quy Trình Rút Token Hậu Ethereum Shanghai
Rút một phần
- Tính năng trên giúp người dùng chỉ rút token thưởng trên Beacon Chain. Nhờ đó, người dùng vẫn sẽ giữ vai trò là validator.
- Người dùng trước hết sẽ thiết lập “withdrawal credential”. Đây là quy trình một lần và sẽ cho phép user rút token tự động.
- Hiện tại, tổng phần thưởng staking ETH đã lên tới khoảng 1,03 triệu ETH, tương đương 1,6 tỷ USD. Nhưng do những khoản bonus này sẽ được dàn trả ra trong nhiều ngày (hoặc thậm chí là nhiều tuần), cùng với đó, khối lượng hàng ngày của ETH đạt gần 8-10 tỷ USD, quy trình trên khó có thể khiến giá của ETH biến động.
Rút toàn bộ
- Tính năng trên giúp người dùng rút toàn bộ số dư, tức là user sẽ rút sạch 32 ETH gốc cùng phần thưởng staking. Người dùng sẽ không còn là validator trên Beacon Chain sau lần mở khóa này.
- Giải pháp trên bị giới hạn tốc độ bởi giao thức và hiện mạng lưới chỉ cho phép 7 validator rút toàn phần mỗi epoch. Trong đó, mỗi epoch sẽ khởi chạy sau mỗi 6,4 phút, nên chỉ có khoảng tối đa 1.575 validator rút token mỗi ngày.
- 32 ETH x 1.575 validator = 50.400 ETH. Với mức giá 1.560 USD như hiện nay, token sẽ chịu áp lực bán tối đa rơi vào khoảng 80 triệu USD mỗi ngày.
Tác Động Của Ethereum Shanghai
Với các bên liên quan
Từ lâu, dù là mạng lưới danh tiếng nhưng Ethereum vẫn còn vướng mắc trong việc giải quyết tốc độ giao dịch và phí gas. Vấn đề trên ngày càng phiền toái khi tài chính phi tập trung (DeFi) bùng nổ làm tăng tổng giá trị bị khóa (TVL). Cơn sốt NFT kéo dài từ năm 2021 đến đầu năm 2022 chí góp phần khiến trải nghiệm người dùng trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài EIP-4895, một đề xuất tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xoay quanh việc staking trong Ethereum, EIP-3855 và EIP-3860 dự kiến sẽ hỗ trợ quá trình nâng cấp, trong đó, EIP-3855 sẽ hỗ trợ đẩy mạnh tốc độ giao dịch và EIP-3860 sẽ giảm chi phí giao dịch.
Những cải tiến này sẽ giúp mạng lưới có chỗ đứng vững chắc trong DeFi và NFT. Vì hai phiền toán trên, nhiều dự án tiềm năng đã buộc lòng phải chuyển sang các Chain khác, chẳng hạn như các giải pháp mở rộng quy mô Layer-2 của Solana hoặc Ethereum như Polygon.
Với bản hark fork Shanghai, người dùng có thể staking linh hoạt hơn, với hiệu suất tốt hơn, nhờ đó, giữ chân và thu hút nhiều dự án khác, phát triển hệ sinh thái trong tương lai.
Với người dùng Ethereum
Sau khi thị trường phát triển vượt bậc vào năm 2018, TVL và mạng lưới cũng mở rộng không ngừng. Khi đó, hệ sinh thái không hề lường trước làn sóng này và đã phải vật lộn với phí gas cao và giao dịch chậm. Do đó, Ethereum thường được gắn thẻ là “chain của giới nhà giàu”.
Ethereum phải trở nên hiệu quả hơn, nhanh hơn và có khả năng mở rộng để thu hút nhiều dự án hơn nữa. Phân mảnh hay sharding là một tính năng mà Ethereum đang cố gắng phát triển. Bản nâng cấp Ethereum Shanghai là một bước đệm để đạt được sharding vào cuối năm 2023.
Trong tương lai, nếu tốc độ giao dịch tăng lên và phí gas giảm mạnh, Ethereum sẽ có thể giúp trải nghiệm người dùng thú vị hơn và đáp ứng nhiều lớp người dùng hơn.
Tương lai của Ethereum
Bản nâng cấp Shanghai là một bước đệm giúp blockchain Ethereum mở rộng hệ sinh thái hơn nữa. Trong đó, các tính năng như sharding, zero-knowledge (ZK)-SNARK cùng nhiều giải pháp khác sẽ giúp mạng lưới phát triển vượt bậc.
Các EIP có trong bản nâng cấp Shanghai sẽ là một bước tiến tốt để blockchain xây dựng tính năng sharding vào cuối năm 2023. Sharding là giải pháp cực kỳ quan trọng để cải thiện thông lượng giao dịch cao hơn vì từ đó chain sẽ có thể thực hiện “xử lý song song” nhiều giao dịch. Sharding dự kiến sẽ được tiến thành trong hai giai đoạn vào năm 2023 và 2024.
Giai đoạn đầu tiên sẽ giúp tính khả dụng dữ liệu của Ethereum tốt hơn. Kết hợp khả năng trên với tính năng rollup mà các chain Layer-2 như Polygon và Immutable X đã áp dụng, mạng lưới có thể chạy được vài nghìn giao dịch mỗi giây.
Trong khi đó, ở giai đoạn hai, mỗi shard sẽ sở hữu các hợp đồng thông minh của riêng mình. Nâng cấp này cũng sẽ giúp các phân mảnh liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Tuy nhiên, Ethereum vẫn đang trong giai đoạn xây dựng giai đoạn trên và có khả năng thay đổi sau khi zk-SNARK được giới thiệu trên blockchain Ethereum.
Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Cộng đồng Ethereum vào tháng 7 năm 2022, Vitalik Buterin cho rằng khả năng kháng lượng tử là một trong những cột mốc quan trọng đối với Ethereum. Tuy nhiên, trước mắt, bản nâng cấp Shanghai, sharding và zk-SNARK vẫn là mục tiêu chính của mạng lưới trong những năm tới.
Tổng Kết
Mặc dù không rõ tác động của bản cập nhật sắp tới đối với giá của Ethereum nhưng chắc chắn một điều, bản nâng cấp Ethereum Shanghai là một bước tiến lớn khác mạng PoS của Ethereum phát triển vượt bậc. Đây cũng là sự kiện được cộng đồng crypto mong đợi trong thời gian tới.
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, các nhà phát triển cũng đang gấp rút triển khai sharding và các nâng cấp khác nhằm mở rộng mạng lưới hơn nữa.