Aa
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

DeFi 2.0 là gì? Đây có phải là một bước tiến mới cho xu hướng Metaverse?

Gần đây, cụm từ “DeFi 2.0” nổi lên như một hiện tượng trong giới crypto. Nhiều người bàn tán về việc DeFi 2.0 sẽ thay đổi thế giới tiền điện tử như thế nào. Hãy cùngCoinnew247 khám phá xem các đặc điểm của DeFi 2.0 là gì nhé!

Giới thiệu tổng quan về DeFi 2.0

DeFi 2.0 là gì?

Decentralized Finance (DeFi) là thuật ngữ dùng để chỉ nền tài chính phi tập trung (hay còn gọi là tài chính mở). Nhờ vào việc tận dụng sức mạnh của công nghệ blockchain, DeFi đã giúp mọi người có thể tiếp cận, truy cập và sử dụng các ứng dụng tài chính ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà không chịu bất kỳ sự chi phối nào từ cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực.

Tuy nhiên, DeFi hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế. Đó cũng là lý do tại sao DeFi 2.0 ra đời. DeFi 2.0 là phiên bản cập nhật sau khi nâng cấp của DeFi, giúp khắc phục những mặt hạn chế, duy trì và tối ưu những lợi thế của DeFi hiện tại. Từ đó, công nghệ DeFi 2.0 sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các bên tham gia.

Một số hạn chế của DeFi hiện tại

  • Khả năng mở rộng (Scalability): Phí gas của phiên bản hiện tại vẫn còn rất đắt. Tốn nhiều thời gian chờ gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
  • Thanh khoản (Liquidity): Lượng thanh khoản của phiên bản DeFi vẫn còn thấp và chưa đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi.
  • Sự tập trung (Centralization): Tính tập trung vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận nhỏ. Nói cách khác, DeFi hiện tại yếu tố “De” vẫn còn ít.
  • Tính bảo mật (Security): Chính vì là thị trường tài chính phi tập trung nên vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Việc bảo mật trong DeFi vẫn chưa thực sự được chú trọng so với ý nghĩa của chúng.
  • Oracle attack: Bản chất của DeFi là phụ thuộc nhiều vào Oracle. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa thực sự hiểu rõ và còn xem nhẹ việc lựa chọn đúng Oracle để tích hợp. Điều này dẫn đến kết quả có nhiều dự án phải chịu thiệt hại từ các vụ tấn công liên quan.
  • Hiệu quả sử dụng vốn (Capital efficiency): DeFi với nhiều sự đột phá từ công nghệ blockchain đã giúp người dùng tận dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn còn một lượng lớn tài sản chưa được khai thác triệt để, dẫn đến hạn chế nhiều tiềm năng phát triển mới cho DeFi.

Giải pháp DeFi 2.0 mang lại

Tính thanh khoản (Yield)

Để giải quyết vấn đề thanh khoản, nói cách khác là thu hút nhiều sự quan tâm từ phía người dùng và dòng tiền mới tới DeFi, phương pháp hiệu quả và thiết thực nhất là giúp họ tạo ra lợi nhuận (yield). Những dự án gấp 10, gấp 100, những đợt farm với APY lên đến vài chục nghìn, những airdrop retroactive trị giá khủng từ hàng nghìn cho tới hàng chục nghìn đô đã góp phần thúc đẩy người dùng mới và tạo ra nguồn thanh khoản chất lượng cho thị trường.

Khả năng mở rộng (Scaling solutions)

Có lẽ đối với người dùng DeFi nói chung cũng như những ai mới tham gia vào thị trường nói riêng, việc tương tác với nền tảng Ethereum gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn. Phí giao dịch đắt đỏ, thời gian chờ đợi lâu đã khiến rất nhiều nhà đầu tư nản lòng trước khi tham gia trải nghiệm DeFi.

Tính tập trung (DAO)

Người dùng tham gia vào mạng lưới DeFi ngoài việc gia tăng nguồn lợi nhuận, phần khác là do họ yêu thích sự tự do và không phải phụ thuộc, liên đới với các bên thứ ba. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều dự án hiện tại chịu sự kiểm soát bởi một nhóm nhỏ. Từ đó, việc này đã dần đánh mất niềm tin của người dùng với DeFi.

Để giải quyết vấn đề này, các dự án DeFi 2.0 sẽ được phát triển với mục tiêu đặt tính phi tập trung trước thảy và trên hết. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) – nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết, nêu lên tiếng nói của mình cho sự phát triển chung của toàn hệ thống – cũng đã ghi nhận và trân trọng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thời gian qua.

Hiệu quả sử dụng vốn (Hạn chế tiếp theo được quan tâm)

Vấn đề lớn hiện tại của DeFi là hầu hết số tài sản có được đều chỉ đứng im và không được khai thác một cách triệt để, chẳng hạn như:

  • AMM: Mặc dù AMM được xem là cội nguồn thanh khoản của nền tảng DeFi và thu hút rất nhiều TVL, hầu hết số tài sản hiện có lại chưa được tối ưu hóa.
  • Lending: Hiện nay, tỷ lệ tối ưu tài sản cho vay (Utilization ratio) vẫn còn thấp. Nói cách khác, trên thị trường người cho vay nhiều hơn số người vay.
  • Aggregator: Người tham gia sau khi gửi tài sản của mình vào các Aggregator và nhận lại token, số token đó gần như trở nên vô dụng khi không thể sử dụng để làm việc khác nữa.
  • Các yếu tố khác: mẫu hình farming hiện tại, tài sản không được đưa vào những pool,,…

Hiệu quả nguồn vốn và khả năng đổi mới toàn bộ DeFi hiện tại

Tiền được rót vào quá nhiều

Các hệ sinh thái tài chính liên tục cho ra mắt gói Ecosystem Fund để kêu gọi góp vốn đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ sinh thái. Số vốn đầu đó sớm muộn cũng phải được triển khai. Ngoài việc giúp các hệ sinh thái phát triển sản phẩm, một phần nhiều trong số đó cũng sẽ được dùng để làm incentive (khích lệ) thu hút người dùng rót tiền vào dự án.

Mô hình khai thác thanh khoản còn hạn chế

Các dự án khi mới ra mắt trên thị trường thường có chương trình liquidity mining (khai thác thanh khoản) để thu hút sự quan tâm của người dùng đối với sản phẩm. Tuy nhiên, việc làm này như một con dao hai lưỡi. Chương trình liquidity mining chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, khi APY giảm, farmer sẽ xả token và dòng tiền cũng đi mất. Thế nhưng, các dự án vẫn áp dụng cách thức này, vô tình tạo ra một dòng tiền xấu chỉ có farm và xã, thiếu đi những đóng góp vào sự phát triển của protocol.

TVL quá được xem trọng

Nguyên nhân của tình trạng này là do chỉ số TVL (Tổng giá trị bị khóa) quá được xem trọng và gần như trở thành tiêu chuẩn chung trên thị trường. Hầu hết, người dùng chỉ chú trọng đến TVL mà không thực sự hiểu ý nghĩa của TVL.

Các dự án mới sau này sẽ giúp DeFi tối ưu TVL và tạo ra một dòng tiền tốt. Điều này sẽ giúp khối tài sản đưa vào protocol có thể tận dụng hết mức và giúp hệ sinh thái tăng trưởng bền vững, nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người hơn.

Cần chuẩn bị gì cho DeFi 2.0 sắp tới?

Qua những chia sẻ trên, mọi người sẽ dễ dàng nhận thức được rằng việc các dự án về hiệu quả nguồn vốn sẽ có thể trở thành tiêu chuẩn mới cho thị trường trong tương lai sắp tới. Điều chúng ta cần làm bây giờ là hãy chuẩn bị kiến thức và tâm lý thật tốt để dẫn đầu xu hướng này.

Quan sát và chú ý nhiều hơn

Thay vì chỉ để tâm vào các chỉ số TVL, chúng ta nên đổi hướng tập trung sang cách mà dự án này đã tận dụng số TVL đó như thế nào. Mỗi một mô hình dự án sẽ có một cách tối ưu chỉ số TVL khác nhau và hãy đặc biệt chú ý đến tiêu chí này.

Tham khảo các dự án hiệu quả nguồn vốn đi trước

Mỗi mô hình sẽ có một cách tối ưu khác. Bạn có thể tham khảo thử một số dự án đã được triển khai sau để tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn liếng cho mình, chẳng hạn như UniSwap v3 (UNI),Olympus DAO (OHM), Abracadabra (SPELL), Tokemak (TOKE), Curve (CRV), Convex (CVX), Popsicle Finance (ICE).

Tổng kết

Trên đây là các chia sẻ về DeFi 2.0 cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ Coinnews247 bằng cách like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức hay đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!

=>Vân Shuka:Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.  Đầu tư vào tiền mã hóa mang rủi ro rất lớn, anh em cân nhắc phân bổ vốn thật kỹ càng trước khi ra quyết định.

Theo dõi các kênh thông tin của Coinnews247.org !

Telegram | Facebook | Youtube | Tradecoin

Leave a Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *