Aa
Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

CPI Là Gì? Tầm Ảnh Hưởng Của Chỉ Số CPI Đến Thị Trường Crypto

Đối với thị trường tài chính, chỉ số CPI được nhà đầu tư mong chờ không kém vì nó là yếu tố quan trọng của FED căn cứ quyết định mức lãi suất từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền. Vậy CPI là gì? CPI ảnh hưởng như thế nào đến thị trường crypto? Hãy cùng TCX Capital tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

CPI Là Gì? Tầm Ảnh Hưởng Của Chỉ Số CPI Đến Thị Trường Crypto

Truy cập vào nhóm trading của tradecoinx1000btc: TELEGRAM

CPI Là Gì? 

CPI (Consumer Price Index) hay còn gọi là “chỉ số giá tiêu dùng”, là một thước đo phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả hàng tháng. Chỉ số này được biểu thị bằng phần trăm (để thể hiện tỷ lệ thay đổi so với kỳ trước) và được tính toán dựa trên giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện, bao gồm rất nhiều mặt hàng thiết yếu trong đời sống như thực phẩm, nhà ở, giao thông, y tế và giao dục.

Đối với các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, CPI là một chỉ số quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng USD và từ đó tác động đến mức lạm phát. Vì vậy, trong các đề xuất kinh tế của các nhà lập pháp, CPI thường được đề cập để dự báo hoặc cảnh báo về lạm phát.

CPI không chỉ cung cấp thông tin về sự thay đổi của giá cả chung trong nền kinh tế mà còn cảnh báo về sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Các nhà kinh tế có thể sử dụng CPI để đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế. Khi CPI tăng, điều này nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Ngoài ra, CPI còn đóng vai trò quan trọng trong các quyết sách kinh tế của một quốc gia. Bằng cách theo dõi sự biến động của giá cả, chính phủ có thể điều chỉnh và đề xuất các chính sách kinh tế nhằm giảm rủi ro như lạm phát cao hoặc khủng hoảng kinh tế.

CPI thường được theo dõi cùng với chỉ số tăng trường GDP vì tiêu dùng đóng góp quan trọng vào CDP. CPI cũng được sử dụng để đánh giá sức mua của đồng tiền. Khi mức giá tăng, giá trị của tiền giảm và người dân thường dùng cách tích lũy tài sản như vàng hoặc ngoại tệ để bảo vệ giá trị tài sản của mình.

CPI cho ta biết giá trị của đồng tiền đã “mất” bao nhiêu giá trị so với trước, cũng vì lý do này CPI thường là chỉ số được đưa ra để đo lường mức độ lạm phát.

Vậy thế nào là lạm phát, lạm phát có xấu không?

Cách Tính Chỉ Số CPI

công thức chỉ số cpi

Công thức tính chỉ số CPI là:

Chỉ số CPI = (Giá trung bình trong thời gian hiện tại / giá trung bình trong thời gian trước đó) x 100 

Giả sử chúng ta muốn tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2021. Chúng ta sẽ cần có các bước sau:

  • Xác định rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cố định: Đầu tiên, xác định các mặt hàng và dịch vụ mà bạn muốn tính toán CPI. Ví dụ: thực phẩm, nhà ở, giao thông, y tế, giáo dục,…điều này phụ thuộc vào phạm vi và mục tiêu của chỉ số CPI.
  • Xác định trọng số: Gán trọng số cho mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong rổ tiêu dùng, dựa trên mức độ quan trọng của chúng đối với người tiêu dùng. Ví dụ: nếu thực phẩm chiếm 30% trong tổng chi tiêu hàng tháng, thì nó sẽ có trọng số 0.3.
  • Xác định giá trong năm cơ sở: Chọn một năm cơ sở để so sánh giá.
  • Thu thập dữ liệu giá cả: Thu thập thông tin về giá cả của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong rổ tiêu dùng cho cả năm hiện tại và năm cơ sở. 

Áp dụng công thức tính CPI

Ví dụ: Giả sử bạn muốn tính CPI năm 2023 so với cơ sở năm 2022. Giả sử giỏ hàng hóa bao gồm 3 mặt hàng:

– Thực phẩm (trọng số 0,4)
– Nhà ở (trọng số 0,3)
– Gia thông (trọng số 0,3)

Tính CPI năm 2023:

CPI (2023) = [(150 * 0.4) + (190 * 0.3) + (55 * 0.3)] / [(100 * 0.4) + (200 * 0.3) + (50 * 0.3)] * 100 = 118,33

Kết quả: CPI năm 2023 là 118,23  có nghĩa là giá cả hàng hóa và dịch vụ đã tăng trung bình là 18,33% so với năm 2022.

CPI được biểu thị dưới dạng phần trăm để thể hiện tỷ lệ thay đổi giá cả so với kỳ cơ sở, nhưng kết quả tính toán CPI là một con số, đại diện cho tỷ lệ giữa chi phí giỏ hàng ở kỳ hiện tại và kỳ cơ sở.

Lưu ý: Cách tính toán trên chỉ là một ví dụ đơn giản. Trong thực tế, việc tính toán CPI phức tạp hơn nhiều và đòi hỏi phải thu nhập và xử lý một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Lạm Phát Trong Nền Kinh Tế

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong khoảng thời gian nhất định, dẫn đến giảm giá trị thực tế của tiền tệ. Nói cách khác, khi lạm phát xảy ra đồng tiền mua được ít sản phẩm hơn so với trước đó. 

Lạm phát đến từ đâu?

Lạm phát có những nguyên nhân chính như sau:

  • Cầu vượt cung: Khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh hơn so với khả năng cung cấp. 
  • Giảm giá trị tiền tệ: Khi lượng tiền mặt trong lưu thông tăng mạnh, nhưng không đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
  • Chi phí đẩy: Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên từ đó tạo ra làm phát. Chỉ số PPI (Producer Price Index) – chỉ số giá sản xuất thường dùng để đo lường điều này.

Lạm phát có thực sự xấu?

Câu trả lời là không, làm phát thực ra có thể mang lại cả lợi ích và hại cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chúng tùy thuộc vào mức độ lạm phát. Lạm phát chỉ nên ở khoảng 3-5% tại các nước phát triển và dưới 10% tại các nước đang phát triển.

  • Lợi ích: Kích thích tiêu dùng, cho vay, đầu tư vốn và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực theo định hướng mục tiêu của quốc gia.
  • Nhược điểm: Làm mất giá trị tiền tệ, dẫn đến giảm sức mua của người dân. Khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình lập kế hoạch tài chính, đầu tư và tiết kiệm dài hạn. Những người nhận lương, lương hưu cố định có thể phải đối mặt với sự giảm sức mua nếu lạm phát cao.

Các chính sách tiền tệ chính của Ngân hàng Trung Ương

Tỷ lệ lãi suất cơ bản: Tăng lãi suất có thể giảm khả năng vay mượn, giảm tiêu thụ và đầu tư, từ đó làm giảm lạm phát. Giảm lãi suất có thể khuyến khích vay mượn và tiêu thụ, tăng cương hoạt động kinh tế. 

Hoạt động mua bán trái phiếu: Mua trái phiếu giúp tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm lãi suất và khuyến khích vay mượn. Bán trái phiếu giúp giảm lượng tiền mặt, tăng lãi suất và giảm khả năng vay mượn.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Điều chỉnh tỷ lệ này ảnh hưởng đến lượng tiền mà các ngân hàng có thể cho vay. Hiểu một cách đơn giản, mọi ngân hàng trong quốc gia đều phải chịu sự giám sát của Ngân hàng trung ương. Nếu như Ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng từ 20% lên 30% Điều này bắt buộc các ngân hàng chỉ được cho vay 30% trên tổng số tiền gửi của khách hàng. 

Ví dụ: Một khách hàng đến gửi 1.000.000 VND vào Ngân hàng A, khi đó tỉ lệ dự trữ bắt buộc đang là 30% Điều này có nghĩa là Ngân hàng A chỉ có thể sử dụng tối đa 700,000VND để cho vay hoặc đầu tư vào các cơ hội khác. Và chính việc điều chỉnh tỉ lệ dự trữ này nhằm giảm lượng tiền lưu thông ngoài thị trường, nhằm giảm lạm phát.

– Chính sách thuế: Ví dụ, tăng thuế có thể giảm tiêu thụ và giảm áp lực lạm phát.

Ảnh Hưởng Của CPI Đến Thị Trường Tài Chính Chung

Tăng chi phí vay mượn: Khi FED tăng lãi suất, chi phí vay mượn của các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tăng, dẫn đến giảm hoạt động đầu tư và tiêu thụ.

Giảm giá cố phiếu: Tăng lãi suất có thể làm giảm dòng tiền dự kiến từ các khoản đầu tư , giảm giá trị hiện tại của chúng, dẫn đến giảm giá cổ phiếu.

Ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu: Khi lãi suất tăng, giả trái phiếu thường giảm. Điều này bởi vì trái phiếu phát hành trước đó với lãi suất thấp trở nên kém hấp dẫn hơn so với trái phiếu mới với lãi suất cao hơn.

Tăng giá USD: Lãi suất cao hơn có thể thu hút đầu tư nước ngoài, làm tăng nhu cầu đồi với USD và làm mạnh giá trị của đồng tiền này.

Những ảnh hưởng đến thị trường Crypto

Rủi ro cháy vốn: Khi FED tăng lãi suất, các khoản đầu tư truyền thống có lãi suất cố định trở nên hấp dẫn hơn, dẫn đến rủi ro cháy vốn khỏi thị trường crypto, khiến giá của nhiều crypto giảm.

Giảm hoạt động trong DeFi: Việc tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến các giao dịch trong ngành tài chính phi tập trung (DeFi). Với lãi suất cao hơn từ thị trường truyền thống, một số nhà đầu tư có thể chọn giảm hoạt trên DeFi hoặc rút vốn.

Tổng Kết 

Có thể thấy, CPI là một chỉ số quan trọng để đánh giá “mức độ lạm phát” của nền kinh tế. Tuy nhiên, Nhà Đầu Tư cần tránh trường hợp chỉ dựa vào một chỉ số duy nhất.

Kinh tế là một lĩnh vực luôn được đánh giá và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chỉ số. Ngoài CPI, chúng ta còn rất nhiều dữ liệu đáng chú ý như “Dữ liệu việc làm Nonfarm”, Chỉ số PPI, Chỉ số GDP…

Mặc dù vậy, chỉ số CPI vẫn luôn là chỉ quan trọng có thể ảnh hưởng đến các chính sách tiền tệ của những ngân hàng trung ương – đơn vị quyết định rất nhiều về “nguồn cung tiền” của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến kinh tế nói chung và đặc biệt là những kênh đầu tư tài chính.

Có thể bạn cần biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *