Bài viết này giúp anh em tìm hiểu thêm về nền tảng của toàn bộ thị trường crypto, (bitcoin, tiền điện tử,..) mà anh em đã, đang hay dự tính đầu tư đó chính là công nghệ blockchain, một thuật ngữ mà có lẽ anh em đã bắt gặp khá nhiều trong quá trình tìm hiểu thông tin. Bài viết sẽ giải thích công nghệ blockchain đơn giản nhất cho anh em có thể nắm bắt được đồng thời đưa ra những tiềm năng của blockchain mà anh em có thể mong đợi khi đầu tư và công nghệ này.
Nội dung chính
Tại sao lại cần blockchain?
Làm sao để người A cho người B vay tiền mà không sợ bị mất khoản tiền đó ?
Câu trả lời đó là 2 bên giao dịch hoàn toàn bằng sự tin tưởng với nhau.
Tuy nhiên giao dịch tiền bạc bằng niềm tin có thể dẫn đến các vấn đề sau:
- Trường hợp 1: người A tin tưởng người B, cho người B vay trực tiếp. Ghi lại nội dung giao dịch mỗi người nhận một bản:
- Rủi ro: Người A có khả năng mất khoản tiền cho vay nếu như người B lừa đảo
- Người B có khả năng bị người A vu khống thêm khoản vay
- Trường hợp 2: A và B quyết định ghi lại toàn bộ thông tin giao dịch vào một cuốn sổ cái và nhờ một bên thứ 3, mà cả 2 cùng tin tưởng nắm giữ:
- Ngày xưa, hình thức này được diễn ra như sau:
- Hiện nay với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sổ cái được số hóa và lưu trữ trên cơ sở dữ liệu máy tính của các ngân hàng :
Cách làm này hiện là cách giao dịch tài chính phổ biến nhất, song nó có một rủi ro rất lớn mà anh em có thể thấy đó là Rủi ro đến từ chính bên trung gian thứ 3:
- Rủi ro đạo đức: Nếu như bên thứ 3, ở đây là ngân hàng có một nhân viên lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của anh em
- Phí giao dịch: anh em phải trả phí cho việc bên thứ 3 bảo đảm giao dịch cho anh em
- Rủi ro bên thứ 3 gặp vấn đề, cụ thể đối với ngân hàng sẽ có các nguy cơ tiềm ẩn sau:
- Dữ liệu giao dịch tài chính trong ngân hàng có nguy cơ bị các hacker tấn công, kẻ xấu có thể đánh cắp tiền hoặc thay đổi thông tin dữ liệu của anh em
- Trong các hệ thống tập quyền, ngân hàng hay nhà nước có thể yêu cầu đóng băng tài khoản của anh em bất kì lúc nào.
Blockchain ra đời để giải quyết các vấn đề kể trên.
Blockchain là gì?
Định nghĩa:
Nói một cách đơn giản,
Blockchain là một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau (tính phi tập trung), lưu trữ mọi thông tin giao dịch của anh em và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào (tính minh bạch).
Mọi thông tin được lưu trên cuốn sổ cái đó sẽ được xác nhận bởi hàng loạt máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung. Sẽ không một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, viết đè lên hay xóa dữ liệu trong cuốn sổ cái đó.
Tính chất của blockchain:
- Tính phi tập trung: Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Chính vì vậy blockchain tránh được rủi ro từ bên thứ 3.
- Không thể thay đổi : Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của blockchain thì nó không thể thay đổi hoặc sửa chữa, thêm bớt.
- Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ private key (Khóa cá nhân) mới có thể truy cập dữ liệu bên trong blockchain.
- Tính minh bạch: Các giao dịch trong blockchain được lưu lại và mọi người có thể check các giao dịch này. Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Thậm chí người ta có thể phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.
- Tích hợp Smart contract (hợp đồng thông minh): Dựa vào đó các điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện trước đó được thoả mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc huỷ nó.
Cách Blockchain hoạt động
Cấu trúc của Blockchain :
Blockchain bao gồm nhiều khối thông tin (Block), liên kết với nhau thành một chuỗi (Chain).
Cách thức hoạt động :
Bước 1: Thông tin giao dịch của anh em được ghi lại trên hệ thống tạo thành bản ghi (record)
Ví dụ: A cho B mượn 100$, bản ghi sẽ ghi lại như sau:
Bước 2: Bản ghi của anh em được xác thực là có giá trị bởi các máy tính có trong hệ thống ( được gọi là nút (node)) theo cơ chế đồng thuận.
Ví dụ: Bản ghi cho thấy anh em bán 3 bitcoin > Hệ thống xác thực anh em có 3 bitcoin trong ví > khi ấy bản ghi có hiệu lực.
Nếu anh em chỉ có 1 bitcoin> hệ thống xác định ví anh em không đủ bitcoin để thực hiện giao dịch > khi ấy bản ghi vô hiệu lực
Ở bước này, mình cung cấp thêm thông tin để anh em hiểu thêm về Cơ chế đồng thuận của Blockchain
Cơ chế đồng thuận trong blockchain nôm na là sự đồng ý xác thực thông tin trong bản ghi là chính xác của đa số các nút ở trong mạng lưới và cho phép ghi lại thông tin giao dịch vào trong Blockchain.
Nếu có sự thay đổi của một block trong mạng lưới. Dữ liệu này được so sánh với các dữ liệu của các khối khác. Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong Blockchain. Đó là cách Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.
Hiện có 2 cơ chế đồng thuận phổ biến là PoW và PoS.
- PoW (Proof of Work): Hay còn gọi là bằng chứng công việc.
Đây là cơ chế đồng thuận đầu tiên và gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), BEAM, Grin.
Trong cơ chế đồng thuận này, có các thợ đào (miner) dùng sức mạnh máy tính để giải các bài toán tạo ra mã hash. Sau khi giải xong, họ sẽ giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong blockchain.
- PoS (Proof of Stake) hay bằng chứng cổ phần.
Điển hình có một số dự án như: IOST, Cosmos (ATOM), Binance Coin (BNB), Ontology (ONT)… sử dụng cơ chế này.
Trong có chế đồng thuận PoS, sẽ không có các miner thợ đào mà thay vào đó những người tham gia xác thực giao dịch sẽ phải đặt cược (stake) lượng coin lớn để giành quyền xác thực giao dịch và tạo khối.
Cơ chế này sẽ không yêu cầu phải đầu tư nhiều máy đào đắt tiền.
Bước 3: Bản ghi đã xác thực có giá trị của anh em cùng với hàng loạt bản ghi đã xác thực từ những người giao dịch khác sẽ được xếp vào thành một khối thông tin (block)
Anh em cùng tìm hiểu cấu trúc một khối để chúng ta dễ hiểu hơn ở những bước tiếp theo:
Cấu trúc mỗi Block
Mỗi block bao gồm 3 thành phần: Dữ liệu (Data), Mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối trước nó.
- Data: Các bản ghi dữ liệu đã được xác thực của anh em đã được bảo vệ bằng thuật toán mã hoá tùy thuộc vào từng blockchain
- Hash: Mã hàm băm của của block. Đây là chuỗi các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và không giống nhau. Nó đại diện riêng cho block đó và được mã hoá bằng thuật toán mã hoá. Mã hash dùng để phát hiện sự thay đổi trong các khối.
- Previous Hash: Mã hàm băm của block trước đó. Nó dùng để các khối liền kề nhận biết khối nào trước, khối nào sau và nối với nhau.
Bước 4: Khối vừa mới được tạo sẽ được thêm vào chuỗi bằng cách kết nối Previuos Hash của khôi cần thêm vào với mã hash của khối trước đó.
Anh em xem hình minh hoạ dưới đây để nắm được về mặt cấu trúc của Blockchain.
Khối đầu tiên [1] do không có khối nào trước nó nên mã Hash của nó là chuỗi số 0. Và nó được gọi là khối nguyên thuỷ hay Genesis Block.
Tại sao mã Hash giúp Blockchain có tính bảo mật cao ?
Trường hợp có thay đổi trên 1 khối. Ở đây mình giả sử hacker tấn công và thay đổi thông tin trên khối A. Tại thời điểm đó:
- Mã hash của khối A bị thay đổi.
- Hệ thống sẽ so sánh mã hash đó với với má hash khối trước đó & phát hiện ra sai lệch.
- Như vậy hacker phải thay đổi hash của khối trước A. Hệ thống lại phát hiện ra sai lệch ở khối A-1. Hacker phải tiếp tục thay đổi hash của khối A-2.
- Như vậy để thay đổi được giao dịch thì hacker phải thay đổi tất cả các khối.
Nhờ Hash, tính bảo mật của blockchain gần như là tuyệt đối.
Ứng dụng của blockchain
Với các đặc tính kể trên, Blockchain đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Ngân hàng và thanh toán (Banks & payments)
- An ninh (Security)
- Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain)
- Dự báo
- IoT
- Bảo hiểm
- Lưu trữ phi tập trung (Decentralized storage)
- Từ thiện(Charity)
- Bầu cử (Voting)
- Quản trị (Governance)
- Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
- Ngành bán lẻ (Retail)
- Quản lý bằng cấp (License)
Một số dự án liên quan đến Blockchain thường gặp Platform, Protocol, Dapp
Dưới đây là ví dụ về một số dự án phân loại theo ba nhóm Platform, Protocol, Dapp.
Về cơ bản thì ba nhóm này khác nhau cả về mặt loại token, cách thức hoạt động, mục đích cho tới đối tượng sử dụng anh em nắm chắc, để khi đầu tư biết mình đang đầu tư vào dạng dự án nào với tiềm năng ra sao:
Blockchain Platform
Blockchain Platform (Blockchain nền tảng) là các dự án tự xây dựng các Blockchain nền tảng riêng của họ.
Thường các dự án này được thiết kế để làm nền tảng cho phép các lập trình viên có thể xây dựng các Dapp của họ trên đó (phần dưới mình sẽ giải thích rõ hơn về Dapp).
Đồng token bên trong platform đó được gọi là đồng coin.
Protocol
Protocol là nhóm chuyên phát triển giao thức tối ưu cho một mục đích cụ thể nào đó. Để nhanh hơn, các ứng dụng có thể sử dụng những giao thức này để phát triển ứng dụng của họ thay vì xây lại từ đầu.
Các dự án protocol sẽ đóng vai trò ở giữa. Các dự án Dapp muốn xây dựng trên một Blockchain nào đó thì họ có thể sử dụng các dịch vụ mà các dự án protocol cung cấp.
Crypto hoạt động bên trong protocol là các token vì nó ko sở hữu Blockchain riêng.
Dapp
Định nghĩa:
Dapp hay ứng dụng phi tập trung: Là các ứng dụng xây dựng trên các platform & protocol đã có sẵn. Các Dapp đó tập trung giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực nào đó. Các token sẽ được sử dụng bên trong Dapp.
Để thấy được sự khác biệt cũng như tìm hiểu kĩ hơn về từng dự án, người dùng và cái tên tiêu biểu của từng dạng dự án, anh em tham khảo thêm tại đây: Tìm hiểu về Blockchain – Phân biệt Platform, Protocol & Dapp (chi tiết)
Cơ hội đầu tư vào blockchain
Năm 2020 cho thấy sự bùng nổ của tiền mã hóa với hàng loạt các dự án tiềm năng.
- Blockchain platform, protocol càng về sau thì lại càng tốt và tối ưu hơn so với các dự án trước đó. Harmony, Klaytn, Cosmos, Matic, Polkadot… là các ví dụ về sự đổi mới tối ưu hơn của các dự án gần đây.
- DApp phát triển nở rộ theo xu hướng tài chính phi tập trung, đang nhận được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nhờ tính tiện ích của nó so với tài chính tập trung.
Tiềm năng và cơ hội đầu tư. DeFi là gì?
Rõ ràng, ngành crypto đã và đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhận được sự đón nhận trong cộng đồng, có thể nói cơ hội trong blockchain là vô cùng nhiều cho bất cứ ai chịu tìm hiểu và đầu tư.
Lời kết
Vậy là anh em có thể hiểu gần như là toàn bộ những kiến thức cần thiết nhất về blockchain cho bất kì người mới nào, bây giờ anh em có thể tự tin tìm hiểu thêm thông tin khác liên quan đến các loại tài sản crypto mà anh em đã, đang và sắp đầu tư.
Theo dõi các kênh thông tin của Coinnews247.org nhé!
Telegram Channel: https://t.me/coinnew247org
Telegram Group Chat: https://t.me/coinnews247org_Group
Fanpage: https://www.facebook.com/coinnews247/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/