Cuộc chiến Layer 2 trên các hệ sinh thái nói chung và Ethereum nói riêng đang nóng hơn bao giờ hết khi Arbitrum ra mắt bản thử nghiệm vào cuối tháng 5/2021 và đã chính thức mainnet vào 01/09/2021.
Để các bạn có góc nhìn tổng quan hơn về dự án,Coinnews247 sẽ cung cấp cho anh em những thông tin chi tiết bao gồm:
- Arbitrum là gì? Rollup là gì?
- Arbitrum có gì nổi bật? Ưu nhược điểm của Layer 2 này đối với Ethereum và người dùng ra sao?
- Các dự án trên hệ sinh thái của Arbitrum và một vài dự phóng về tương lai của nền tảng Layer 2 trên Ethereum này.
Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Arbitrum là gì?
Arbitrum là một bộ giải pháp mở rộng Layer 2 nhằm giải quyết các vấn đề tắc nghẽn trên Ethereum. Trong đó, Layer 2 là công nghệ hay hệ thống chạy trên Layer 1, chúng được kế thừa tính bảo mật từ Layer 1, đồng thời có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, giảm chi phí và có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn Layer 1.
Arbitrum lên kế hoạch sẽ cung cấp 3 giải pháp mở rộng là: Rollup (OPU), Channels, Sidechains.
- State Channels: Yêu cầu người dùng gửi Snapshot trạng thái của Ethereum vào một Multi-sign Contract. Trạng thái này sẽ chứa dữ liệu quan trọng như số dư của địa chỉ. Một hệ thống như vậy cho phép thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) miễn phí với tính hoàn thiện tức thì và quyền riêng tư cao cấp.
- Sidechains: Các blockchain độc lập với các quy tắc đồng thuận độc lập của riêng chúng, nơi các giao dịch Ethereum có thể được chuyển đến một cách có giám sát để giảm gánh nặng cho mạng chính Ethereum.
- Rollups: Giống như các sidechains nâng cao, non-custodial, có thể mở rộng đáng kể khả năng thông lượng của mạng chính Ethereum. Cho đến nay, tổng hợp có bốn loại rollup chính: Optimistic Rollups, zkRollups, Plasma, Validium.
Hiện tại, sự chú tâm của cộng đồng Ethereum đang đặt vào Rollup (OPU) của Arbitrum. Hai giải pháp còn lại vẫn chưa có nhiều thông tin. Do đó, trong bài viết này, Coinnews247 sẽ tập trung vào giải pháp Rollup được cung cấp bởi Arbitrum.
Rollup là gì?
Rollup là một loại giải pháp mở rộng Layer 2 cho phép “Roll” các giao dịch trên sidechain thành một block tổng hợp duy nhất và ghi lên Ethereum blockchain. Điều này cho phép dữ liệu giao dịch trên layer 2 có sẵn trên layer 1 bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái.
Điểm khác biệt của Arbitrum
Arbitrum cung cấp một giải pháp mở rộng thuộc mô hình Rollup. Sự khác biệt chính của Arbitrum liên quan đến cách hoạt động của Fraud Proofs. Ví dụ, nếu ai đó đề xuất Rollup block và một người khác tin rằng nó không đúng, dự án sẽ giải quyết bất đồng đó như thế nào?
Arbitrum sử dụng một giao thức tương tác nhiều vòng (multi-round rollup) để giải quyết tranh chấp, trong đó Arbitrum sẽ chia nhỏ tranh chấp cho đến khi nó là một tranh chấp rất nhỏ và sau đó giải quyết nó trên chuỗi.
Ưu và nhược điểm của Arbitrum
Ưu điểm
Cách tiếp cận “multi-round rollup” cho phép Arbitrum giảm đáng kể chi phí liên quan đến Fraud Proofs. Dự án hướng tới một giải pháp chi phí thấp hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi hơn (hỗ trợ cho các txns phức tạp cao).
Tương thích hoàn toàn với máy ảo của Ethereum (EVM), trải nghiệm giống với trải nghiệm khi làm việc với các smart contract trên L1 và tương thích với các công cụ ETH. Ngoài ra, Arbitrum có thể thực thi EVM code trực tiếp, thậm chí không cần phải biên dịch lại các smart contract.
Thời gian rút tiền trên Arbitrum cũng thấp hơn các giải pháp Rollup khác (Arbitrum là tầm 1 ngày, trên Optimism tầm 1 – 2 tuần). Dự án đang tiếp cận một số giải pháp khác để giảm thời gian rút tiền xuống thấp hơn (Connext).
Arbitrum Mainnet vào cuối tháng 5/2021, các dự án và nhà phát triển có thể phát triển dự án của mình trên Arbitrum. Trong khi đó, Optimism mở theo giai đoạn, hơi hướng private, đợt đầu chỉ có vài dự án top là được Deploy trên Optimism.
Nhược điểm
Cách tiếp cận “multi-round rollup” cũng khiến cho quá trình xử lý tranh chấp mất nhiều thời gian hơn.
Arbitrum tham vọng khi lên kế hoạch hỗ trợ nhiều giải pháp mở rộng khác (side chains và Channels), quá trình chuyển đổi phức tạp giữa các giải pháp này là một vấn đề và mình vẫn chưa thấy dự án nói gì nhiều về nó.
Hệ sinh thái trên Arbitrum
Tools
Các dự án nền tảng nổi bật đã tích hợp với Arbitrum, một số công cụ quen thuộc với các nhà phát triển trên Ethereum, phần lớn đều có trên Arbitrum, ví dụ: The Graph, Truffle, Hardhat, ethers.js, web3.js, Brownie.
Wallet
Về Wallet, người dùng có thể dùng 16 ví dưới đây:
DeFi
Arbitrum cũng tự xây dựng một số sản phẩm DeFi cốt lõi như:
- Arbiswap: Uniswap trên Arbitrum Rollup. Chức năng tương tự như UniSwap.
- L1, L2 bridge: Chuyển tài sản Arbitrum Rollup sang Ethereum và ngược lại.
- AARBE: Dentralized Lending Pool có hỗ trợ flash loan.
- FakerDAO: MakerDao trên Arbitrum.
Aribitrum cũng tích cực tiếp thu các dApps trên Ethereum, tổng cộng có 41 dự án, trong đó nổi bật với một số cái tên như:
- Bancor: DEX nổi tiếng trên Ethereum.
- Bounce: Giao thức đấu giá phi tập trung.
- MCDEX: Sàn giao dịch phái sinh phi tập trung.
Bridge
Dự phóng về tương lai của Arbitrum
Trong các giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum, có khá nhiều giải pháp nổi bật, nhưng ở thời điểm hiện tại Polygon là nền tảng duy nhất chính thức mainnet, cộng thêm sự tắc nghẽn nghiêm trọng của Ethereum đã đẩy Polygon vào tình thế đẹp hơn bao giờ hết, và Polygon cũng đã tận dụng điều này vô cùng tốt.
Nhưng sắp tới, một người chơi nổi bật khác sẽ Mainnet là Arbitrum (một giải pháp layer 2 Rollup nổi bật).
- Về Backer: Arbitrum không hề kém cạnh khi có 2 VCs hàng đầu thị trường phía sau: Coinbase Ventures và Pantera.
- Về Hệ sinh thái: Arbitrum cũng đã có đủ những mảnh ghép quan trọng.
Hiện giờ, sân chơi layer 2 không còn là vị thế độc tôn của Polygon, mà theo thời gian sẽ càng có nhiều giải pháp nổi bật khác Mainnet, ngoài yếu tố về kỹ thuật, tốc độ cũng là một điểm càng xem xét. Một dự án hoàn toàn có thể chọn một layer 2 đủ tốt thay vì layer 2 tốt nhất nếu giải pháp “tốt nhất” kia quá chậm chạp.
Tổng quan, Arbitrum “đủ tốt” và “available to deploy” nên đây có thể là một người chơi lớn sắp tới trong các hệ sinh thái Layer 2.
Tìm hiểu thêm về Layer 2 và các mảnh ghép khác trên Polygon: Tổng quan về hệ sinh thái Polygon
Tổng kết
Như vậy, Coinnews247 đã cung cấp cho anh em những thông tin cũng như dự phóng về tương lai của Arbitrum, dưới đây là một số điểm quan trọng cần nắm:
- Arbitrum là một giải pháp mở rộng layer 2 cho Ethereum. Theo như dự án chia sẻ, Arbitrum lên kế hoạch cung cấp 3 scaling modes là: Rollup (OPU), Channels, Sidechains.
- Điểm khác biệt cốt lõi của Arbitrum là cách tiếp cận “multi-round rollup”, cách tiếp cận này là một sự đánh đổi giữa tốc độ & phí giao dịch với sự phức tạp trong việc xử lý tranh chấp. Điều này dễ hiểu vì dự án hướng tới một giải pháp chi phí thấp với khả năng ứng dụng rộng rãi (Hỗ trợ cho txns phức tạp cao).
- Hệ sinh thái trên Arbitrum mặc dù “ít” nhưng “đủ” khi các mảnh ghép DeFi chính đã được xây dựng đầy đủ.
- Tổng quan, Arbitrum “đủ tốt” và “available to deploy” nên đây có thể là một người chơi lớn sắp tới trong các hệ sinh thái Layer 2.
Sau khi mainnet vào ngày 01/09/2021, Arbitrum đã thành công gọi vốn lên đến $124 triệu, số tiền này sẽ được dùng để thu hút thêm nhân sự và tập trung việc phát triển đội ngũ R&D của Arbitrum.
Anh em nghĩ sao về Arbitrum? Liệu đây có phải giải pháp hoàn hảo cho vấn đề tắc nghẽn và phí gas quá cao của Ethereum? Hãy cùng Coinnews247 đón chờ những bước đi tiếp theo của Arbitrum nhé!
Đừng quên theo dõi thường xuyên theo dõi Coinnews247 để được cập nhật nhanh nhất mọi thông tin, sự kiện nổi bật hàng tuần, kèm theo các nhận định của tác giả để cung cấp cho anh em cái nhìn khách quan nhất về các cập nhật đó!
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coinnews247 dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng: