Đây là những thông tin mình lọc được từ podcast của a16z – quỹ đầu tư khá nổi tiếng trong giới crypto. Theo đó, họ đã có buổi trò chuyện, chia sẻ danh sách những “trend hay ho” mà dân công nghệ như Vitalik hay CZ những năm gần đây có thể sẽ tập trung trong năm nay. Những ý kiến trên lấy từ các anh chị em trong mấy lĩnh vực như AI, công nghệ sinh học, crypto, fintech, game, hạ tầng…
Nội dung chính
1. Trend doanh nghiệp bắt đầu xài stablecoin để thanh toán
Stablecoin đang được anh em chúng ta dùng nhiều vì rẻ mà nhanh, gửi tiền khắp thế giới không đau ví. Chẳng cần qua trung gian, chẳng cần số dư tối thiểu gì cả, gần như dự án chuyên về thanh toán đều muốn sử dụng và nhảy vào bể này để giành thị phần
Năm vừa rồi, stablecoin đã chứng minh được sức hút nhưng mấy doanh nghiệp lớn vẫn chưa để ý lắm. Dù vậy, ,ình nghĩ 2025 sẽ khác. Các tiệm nhỏ như quán cơm, cà phê, cửa hàng tạp hóa có thể sẽ thử chuyển từ thẻ tín dụng sang stablecoin trước.
Tất nhiên, giao dịch trực tiếp bằng thẻ hay chuyển khoản hoặc tiền mặt thì ít lo vấn đề lừa lọc nhưng phí quẹt thẻ tầm 10 ngàn mỗi cốc cà phê thì xót lắm (tính theo thẻ thôi anh em nhé). Stablecoin sẽ là lựa chọn hợp lý và nhẹ ví cho người dùng sau này.
Còn những doanh nghiệp to cũng sẽ nhảy vào. Ưu điểm là chúng ta có thể bỏ qua mấy nhà thanh toán truyền thống để tiết kiệm thêm vài phần trăm lợi nhuận, dù phải tìm cách tự xử lý mấy vấn đề như gian lận hay xác minh danh tính.

2. Các nước thử đưa trái phiếu chính phủ lên blockchain
Nếu trái phiếu chính phủ lên blockchain, chúng ta sẽ có một loại tài sản số được chính phủ bảo lãnh, có lãi suất, mà không bị soi mói như tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). Nó còn mở ra cơ hội ứng dụng trong mấy nền tảng vay mượn phi tập trung (DeFi), làm hệ sinh thái này chắc chắn hơn.
Sang 2025, mấy nước thích đổi mới có thể sẽ thử nghiệm chuyện này. Đơn cử, Anh đang nghiên cứu chứng khoán số qua Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA), còn Bộ Tài chính cũng muốn thử phát hành trái phiếu số. Ở Mỹ, khi SEC yêu cầu thanh toán trái phiếu qua hệ thống cũ tốn kém từ năm sau, chắc sẽ có nhiều người bàn về việc dùng blockchain để minh bạch và tiết kiệm hơn.
3. “DUNA” trở thành chuẩn cho mạng blockchain ở Mỹ
Năm 2024, bang Wyoming ra luật công nhận DAO (tổ chức tự trị phi tập trung) là thực thể pháp lý hẳn hoi. “DUNA” – dạng Hiệp hội phi lợi nhuận phi tập trung – được làm ra để hỗ trợ quản trị blockchain, và hiện là lựa chọn duy nhất hợp lý cho dự án ở Mỹ.
Dùng DUNA, các dự án crypto có thể hợp pháp hóa DAO, bảo vệ người hold token khỏi các rắc rối pháp lý, lại còn xử lý được chuyện thuế má. Năm 2025, khi Mỹ đẩy mạnh phát triển crypto, mình đoán DUNA sẽ thành chuẩn. Các bang khác chắc cũng sẽ học theo Wyoming, nhất là khi mấy ứng dụng phi tập trung ngoài crypto (như mạng lưới network) bắt đầu nổi lên.
4. Dân làm sản phẩm sẽ tận dụng đồ có sẵn, bớt làm lại từ đầu
Năm qua, nhiều đội nhóm project cứ thích tự mình built, tự tay làm lại hết mọi thứ trong blockchain – từ bộ xác thực, giao thức đồng thuận cho đến ngôn ngữ lập trình riêng. Ví dụ, ngôn ngữ chuyên dùng cho SNARKs nghe thì hay, nhưng ít tài liệu hướng dẫn, ít công cụ hỗ trợ, nên không thể sánh bằng ngôn ngữ thông dụng.
Mình nghĩ 2025, mọi người sẽ chuyển sang dùng lại hạ tầng có sẵn – như giao thức đồng thuận hay hệ thống chứng minh – để tiết kiệm thời gian, tập trung làm cái chính. Giống mấy ngành khác thôi, ai tận dụng tốt chuỗi cung ứng thì thắng.

5. Crypto sẽ có “kho ứng dụng” riêng
Ứng dụng crypto hay bị chặn trên App Store hay Google Play, nên khó tiếp cận người dùng mới. Nhưng giờ đã có mấy kho ứng dụng phi tập trung ra đời. Như World App của Worldcoin giúp hàng trăm nghìn người dùng thử “mini app” trong vài ngày, hay kho miễn phí cho người dùng điện thoại Solana.
Phần cứng như điện thoại hay thiết bị “orb” có thể là lợi thế lớn, giống cách Apple từng làm. Năm 2025, có thể mấy ứng dụng web2 sẽ chuyển sang blockchain, dù chuyện này không dễ với mấy app đã đông người dùng sẵn.
6. Token/coin không còn là tài sản hold
Năm 2024, crypto nổi lên trong chính trị và tài chính (như Bitcoin, Ethereum ETP). Sang 2025, nó sẽ thành một phong trào công nghệ. Nhưng như vậy, người dùng mới ở đâu ra?
Mình nghĩ giờ là lúc kéo 617 triệu người đang giữ crypto (mà chỉ 5-10% dùng thật) vào chơi. Hạ tầng blockchain giờ rẻ và tốt hơn, nên ứng dụng mới sẽ mọc lên, từ stablecoin, DeFi, NFT đến game, mạng xã hội. Trải nghiệm cũng sẽ dễ hơn để ai cũng dùng được.
7. Đơn giản hoá
Blockchain có nhiều thứ hay ho, nhưng những từ khó hiểu (NFT, zkRollups…) với thiết kế phức tạp làm người thường ngại. Mình thấy rõ khi nói chuyện với mấy anh chị làm truyền thông, âm nhạc, thời trang.
Nếu anh em để ý, mỗi khi có công nghệ mới nào xuất hiện, nó thường đi theo con đường này: bắt đầu phức tạp, rồi ai đó làm nó đơn giản hơn, tạo ra ứng dụng mà ai cũng thích. Sau quá trình đơn giản, giờ đây ta chỉ cần bấm gửi email hay quét mã ngân hàng là xong. Trở về 10 năm trước, có ai nghĩ chúng ta có thể thanh toán nhanh gọn lẹ như nhường này?
Năm 2025, nếu crypto làm giao diện dễ hiểu, giấu bớt mấy phần khó khăn lằng nhằng đi, thì chắc sẽ có sản phẩm mà ai cũng muốn dùng.
6 Xu Hướng Quản Trị Phi Tập Trung Cho 2025
Đây là 6 thứ đáng để ý mà các dự án có thể ứng dụng sau này:
-
Web hỗ trợ ủy quyền: Giúp dễ giao quyền bỏ phiếu cho người khác.
-
AI hỗ trợ ủy quyền: AI chọn người đại diện.
-
AI làm đại diện: AI thay người tham gia quản trị.
-
Thưởng để kéo người tham gia: Làm sao cho mọi người thích bỏ phiếu hơn.
-
Tăng tiền cho hàng hóa công: Hỗ trợ dự án tốt cho cộng đồng.
-
Thử chọn ngẫu nhiên: Dùng cách bốc thăm để chọn người tham gia.
TCX có mở group Premium FREE cho ae. Ae nhớ ib @minhphuongtcx để join group sớm và nhận nhiều kèo ngon nhá.————————-🔗 Group chat thảo luận các dự án hot: Tại đây➡️ Tổng hợp các channel chính của TCXCAPITAL
